Trang chủNewsThời sựĐẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để trong xây dựng pháp...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để trong xây dựng pháp luật


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật sáng 27/8 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật sáng 27/8 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Sáng 27/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, thảo luận, cho ý kiến đối với 03 dự án luật: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Nhà giáo; Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Đây là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 2 trong tháng 8/2024 và là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 8 trong năm nay của Chính phủ. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu ý kiến đối với Dự án Luật Nhà giáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu ý kiến đối với Dự án Luật Nhà giáo – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đóng góp ý kiến với Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đóng góp ý kiến với Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Tại phiên họp, Chính phủ nghe trình bày Tờ trình tóm tắt, báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định; đồng thời thảo luận các nội dung chính sách tại các dự án luật.

Về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Bộ Tài chính chủ trì xây dựng), các thành viên Chính phủ thảo luận về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quy định liên quan điều chuyển Quỹ Đầu tư phát triển, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phát biểu ý kiến tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phát biểu ý kiến tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Về dự án Luật Nhà giáo (Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng), Chính phủ thống nhất cần tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về nhà giáo; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.

Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng), các đại biểu tập trung cho ý kiến về một số nội dung như cơ chế với dự án có tính chất đặc biệt quy mô lớn, thẩm quyền chấp thuận cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, quan hệ của dự án luật với các luật có liên quan, quản lý trí tuệ nhân tạo…

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Trực tiếp cho ý kiến cụ thể đối với từng nội dung thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích, nhấn mạnh thêm một số quan điểm với việc xây dựng các dự án luật.

Về quan điểm chung, Thủ tướng yêu cầu bám sát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về các vấn đề có liên quan; bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong đề nghị xây dựng các luật.

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng: Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, đa số đồng tình, thực hiện có hiệu quả thì luật hóa; những vấn đề chưa chín, chưa rõ thì thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội; tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đồng thời phân bổ các nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh hậu kiểm; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm các khâu trung gian.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích, nhấn mạnh thêm một số quan điểm với việc xây dựng các dự án luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích, nhấn mạnh thêm một số quan điểm với việc xây dựng các dự án luật – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, gồm xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật…

Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan. Có cơ chế ưu đãi phù hợp với các lĩnh vực cần khuyến khích, tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, khả năng chi trả của nền kinh tế.

“Cơ chế chính sách phải thông thoáng, khả thi nhưng kiểm soát được; trong đó có chính sách phù hợp, hiệu quả để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực chất lượng cao liên quan tới 3 lĩnh vực mà 3 dự án luật điều chỉnh; huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển đất nước” – Thủ tướng phát biểu.

Với Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu cần bám sát, thể chế hóa các nội dung tại Nghị quyết số12-NQ/TW của Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đặt lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Cần rà soát, tháo gỡ được những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả của luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng…

Thủ tướng cũng cho rằng cần chú trọng quản lý theo mục tiêu; phân cấp, phân quyền mạnh hơn, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm xin cho, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, quan tâm bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Từ đó, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực rất lớn tại các doanh nghiệp; phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực, cũng như vai trò quan trọng nói chung của doanh nghiệp nhà nước với nền kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Quang cảnh phiên họp. 
Quang cảnh phiên họp. 


Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng lưu ý tiếp tục bám sát, quán triệt và thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương khóa XIII và Kế hoạch 13-KH/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Về dự án Luật Nhà giáo, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, sứ mệnh trồng người của đội ngũ nhà giáo trong điều kiện mới, với quan điểm “thầy cô giáo là động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.”

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung; nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, Thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật; ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, chất lượng của các đồng chí Thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự Phiên họp.

Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến xác đáng, hoàn thiện các dự án luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024.

Đây là những luật có nhiều nội dung mới, khó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng thành lập các tổ công tác với sự tham gia của các chuyên gia, nhân lực từ các bộ, ngành, cơ quan khác; tiếp tục lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng tác động; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội; làm tốt công tác truyền thông; giao các đồng chí Phó Thủ tướng được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện các dự án luật, đảm bảo tiến độ và nâng cao chất lượng.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-day-manh-phan-cap-phan-quyen-triet-de-trong-xay-dung-phap-luat.html

Cùng chủ đề

đề xuất ưu tiên chính sách tiền lương đối với giáo viên

Kinhtedothi - Trình bày Tờ trình Dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp… Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật...

Đề xuất các quy định đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực

Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung: Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi). Kết luận chung về phiên họp, cho biết tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa XV, Chính phủ dự kiến...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 8/2024

Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, hoàn thiện thể chế sẽ giúp huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là nguồn lực từ hợp tác công tư, thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn...

Cần quy định rõ về thẩm quyền chấp thuận cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Cuộc họp đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Nhà giáo (do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng); dự án Luật Công nghiệp công nghệ số (do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì); dự án Luật sửa đổi, bổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

giảm chờ đợi các biện pháp kích thích

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,5% xuống còn 9.177 USD/tấn trong phiên giao dịch công khai chính thức. Đồng LME đã tăng 6% trong tháng 1 cho đến thứ Hai, khi đạt mức cao nhất trong một tháng. Rio Tinto đang đặt cược rằng Donald Trump cuối cùng sẽ bật đèn xanh cho mỏ đồng khổng lồ của mình ở Arizona sau 12 năm đấu tranh xin cấp phép, như...

“Thành đồng” giữ vững chủ quyền biên giới biển

Kinhtedothi - Giữa bốn bề biển cả với nắng, gió quanh năm, các chiến sĩ nhà giàn cũng vì thế mà trở nên rắn rỏi, kiên cường. Ý chí, tinh thần của họ luôn khẳng định quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Vơi nỗi nhớ đất liền, nỗi nhớ quê hương Khi đặt chân lên nhà giàn, điều khiến chúng tôi cảm nhận sự gần gũi với đất liền chính là...

Thông tin về sự cố tại chương trình tổng duyệt tối ngày 26/01/2025

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị đón giao thừa mừng năm mới Ất Tỵ, tối 26/1, tại khu vực quảng trường, Sân vận động Mỹ Đình, UBND quận Nam Từ Liêm đã tổ chức buổi tổng duyệt trình diễn drone Rực rỡ Thăng Long 2025 với chủ đề "Những mùa xuân rực rỡ". Tâm điểm của sự kiện chính là màn trình diễn của drone cùng 4.050 hỏa thuật. Tuy nhiên, trong bay thử drone hỏa thuật, do yếu tố kỹ...

Hàng ngàn người lao động Bình Dương về Tết trên chuyến xe, chuyến bay 0 đồng

Sáng 26/1, 112 lao động diện khó khăn tại Bình Dương hạ cánh tại sân bay Vinh (Nghệ An) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) trên “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” miễn phí đã về đến nhà. Dịp này, hơn 1.600 công nhân cũng đã được hỗ trợ về quê trên chuyến xe 0 đồng. Đây là chương trình do Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức nhằm giúp công nhân kịp về...

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà Tết tại Cần Thơ

Kinhtedothi - Chiều 26/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người có công với cách mạng; hộ gia đình khó khăn trên địa bàn TP Cần Thơ. Tham dự buổi trao quà còn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình; Phó Chủ tịch Thường...

Bài đọc nhiều

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

(Dân trí) - Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu có tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng một thập kỷ, Hải Phòng lần đầu lọt top 5 có GRDP cao nhất. Trong khi đó, Bắc Giang vẫn dẫn đầu nhưng có tín hiệu giảm tốc. Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất...

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Hàng hóa dồi dào, khách rộn ràng sắm tết

Không khí tết “tràn” vào chợ, siêu thị… Ghi nhận vào hai ngày nghỉ cuối tuần, số lượng người dân, du khách “đổ” về các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM tiếp tục tăng đáng kể so với ngày bình thường. Trong đó, các mặt hàng mứt tết, bánh kẹo, trái cây sấy, giỏ quà tết… được quan tâm và chọn mua nhiều. Năm nay, một số...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Cùng chuyên mục

Israel ngăn chặn người dân trở về ở Gaza và Lebanon

(CLO) Hôm Chủ nhật, hàng chục nghìn người Palestine ở phía bắc Gaza và người dân ở phía nam Lebanon đã bày tỏ sự thất vọng sau khi Israel từ chối mở các chốt chặn để họ về nhà theo thỏa thuận ngừng bắn. ...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên đề gồm: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh; Thành phố Hấp dẫn đổi mới sáng tạo; Thành phố...

Đào bung nở khắp phố dưới mưa rét, tiểu thương “cắn răng” xả lỗ

(NLĐO)- Đã 27 Tết, nhưng đào, quất vẫn ngập tràn đường phố ở Thanh Hóa, nhiều chủ vườn phải "cắn răng" xả lỗ để còn kịp về quê ăn Tết ...

Dự báo thời tiết 27/1/2025: Miền Bắc mưa rét, có nơi dưới 3 độ

Dự báo thời tiết 27/1/2025 (28 tháng Chạp), do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, miền Bắc và Bắc Trung Bộ rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ. Khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ từ 9 - 17 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có...

Mới nhất

Cô dâu đi vệ sinh 20 phút trước lễ cưới, chú rể đập cửa xông vào kiểm tra thì đùng đùng tuyên bố huỷ...

Chia sẻ này của chú rể đang nhận được nhiều sự quan tâm của netizen. ...

Xu hướng bữa ăn ngày Tết và những nguy cơ đối với sức khỏe

Xu hướng bữa ăn ngày Tết ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, phản ánh sự phát triển kinh tế, lối sống hiện đại, và ý thức về sức khỏe của người dân....

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Ban tổ chức thông tin về sự cố trình diễn drone hỏa thuật

(CLO) Sự cố trong đêm tổng duyệt trình diễn drone hỏa thuật là tình huống đã được đưa ra trong phương án đảm bảo an toàn, không có thiệt hại về...

Bạc duy trì ổn định

Giá bạc hôm nay (27/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới ổn định sau phiên giảm trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội....

Mới nhất