Trang chủNewsThời sựHội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận...

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận dự án Luật Địa chất và khoáng sản


small_pctqh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đến dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và lãnh đạo của các Vụ thuộc Bộ Tư phápBộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và khoáng sản với 77 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 19 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với VCCI, một số cơ quan, Đoàn đại biểu Quốc hội và một số địa phương tổ chức Hội nghị, hội thảo, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu tác động để hoàn thiện dự thảo luật.

small_bt-duy-ks.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và lãnh đạo các bộ, ngành tham dự phiên họp

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật này tại phiên họp thứ 36, trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan đã phối hợp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, hoàn thiện hồ sơ và đưa ra thảo luận tại Hội nghị ngày hôm nay.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các vị đại biểu trao đổi thẳng thắn những vấn đề các đại biểu thấy còn bất cập, những vấn đề cần rà soát để đảm bảo khả thi, tập trung vào các vấn đề lớn của dự thảo luật, các vấn đề còn có nhiều ý kiến tham gia và có 2 nội dung có 2 ý kiến khác nhau.

Phát biểu tại cuộc họp, sau khi nghiên cứu dự thảo luật, các đại biểu đánh giá cao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, đã rất nỗ lực trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

small_db-mai.jpg
Đại biểu Dương Khắc Mai – Đắk Nông

Tham gia xây dựng dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai – Đắk Nông thông tin, từ thực tiễn công tác tại địa phương, một địa phương hiện nay đang rất vướng mắc trong vấn đề quy hoạch khoáng sản, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung quy định tại Điều 14 dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản về căn cứ quy hoạch khoáng sản là “Thực trạng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương tại khu vực có tiềm năng khoáng sản quy hoạch”. Theo đại biểu, vì trong thời gian vừa qua quy hoạch khoáng sản như bô-xít đã ảnh hưởng, tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Việc lập quy hoạch chưa bám sát tình hình phát triển, còn chồng lấn với quy hoạch khác gây ách tắc cho sự phát triển.

Đại biểu Mai đề nghị bổ sung thêm một điểm trong nội dung quy hoạch khoáng sản là “đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường, so sánh chi phí, lợi ích giữa việc lựa chọn vị trí, quy mô các khu vực có tiềm năng quy hoạch, khai thác khoáng sản so với việc triển khai các dự án phát triển kinh tế – xã hội khác để làm cơ sở lựa chọn quy mô, diện tích khu vực quy hoạch khoáng sản cho phù hợp”.

db-ngoc.jpg
Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Hoà Bình

Về quyền lợi, trách nhiệm của các địa phương, cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên, địa chất khoáng sản được khai thác theo Điều 9 của dự thảo luật. Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Hoà Bình cơ bản tán thành với những bổ sung của dự thảo luật về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cá nhân, cộng đồng dân cư nơi có khoáng sản khai thác. Quy định này góp phần tăng cường sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, so với Điều 5 luật hiện hành, dự thảo luật không quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và hiện nay dự thảo luật quy định trách nhiệm của tổ chức khai thác khoáng sản trong bảo vệ môi trường tại Điều 62. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định mức tối thiểu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hằng năm hỗ trợ chi phí đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của tổ chức khai thác tài nguyên, khoáng sản đối với các địa phương nơi thực hiện khai thác khoáng sản.

Tham gia góp ý về những hành vi bị cấm quy định tại Điều 10. Tại khoản 6 quy định “Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị quý hiếm”. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu – Thừa Thiên Huế phân tích, ở đây cụm từ “khoáng sản có giá trị quý hiếm” chưa được giải thích, khoáng sản có giá trị quý hiếm là như thế nào và bao gồm những loại nào. Vì vậy, đại biểu nghị bổ sung giải thích từ ngữ vào Điều 3 để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong quá trình áp dụng vào thực tế, tránh việc tùy tiện áp dụng không đúng, gây khó khăn.

db-hoa.jpg
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đồng Tháp

Đối với nội dung về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản, Điều 55. Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đồng Tháp cho rằng nên duy trì hội đồng này, “vì hội đồng này là hội đồng của nhà nước thành lập, từ lâu rồi không có đánh giá, không có gì bất cập mà tự nhiên xóa hội đồng này, giao cho hoạt động xã hội hóa hội đồng tôi nghĩ không hay lắm, vì tài nguyên khoáng sản là tài nguyên của quốc gia, nhà nước độc quyền quản lý cho nên cần phải có hội đồng của nhà nước để đánh giá, tất nhiên, cũng phải đảm bảo có sự khách quan” – đại biểu Hoà nói.

Đồng thời, đại biểu đề nghị trong hội đồng này có nhiều thành phần, thậm chí mời cả doanh nghiệp và các chuyên gia, chuyên ngành tham gia để họ biết, họ đánh giá trữ lượng của loại khoáng sản nào, ra làm sao để tổ chức triển khai và thực hiện cũng như khai thác làm sao cho có hiệu quả.

Đối với vấn đề khai thác khoáng sản nhóm 4 theo Điều 76 và Điều 77 quy định việc đăng ký khoáng sản của nhóm 4. Đại biểu Hoà cho rằng đây là một nội dung mới, một cách cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa trình tự, thủ tục hành chính so với hiện hành, đặc biệt đây là nhóm khoáng sản có công nghệ khai thác đơn giản, có tính đặc thù phục vụ cho công trình, dự án quan trọng của của địa phương. Đại biểu lưu ý những loại này giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với khả năng, vì theo đề xuất của một số đại biểu khi giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ không đủ khả năng vì Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện không đủ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tốt hơn.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận các đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần làm việc trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan, sự chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lí dự thảo luật.

toan-canhqh-.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Các ý kiến phát biểu cũng nhất trí với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý, đồng thời cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án luật nhằm đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng đây là những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tiếp thu giải trình, thuyết phục. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo luật và các tài liệu theo đúng quy định trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/hoi-nghi-dai-bieu-quoc-hoi-hoat-dong-chuyen-trach-thao-luan-du-an-luat-dia-chat-va-khoang-san-379007.html

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm rõ các ý kiến xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản của Đại biểu Quốc...

(TN&MT) - Thay mặt cho Cơ quan chủ trì soạn thảo và Cơ quan chủ trì thẩm tra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung có nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đề cập tới trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. ...

Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

(TN&MT) - Chiều 5/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. ...

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản làm định hướng, chiến lược công tác quản lý, khai thác

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phân tích thêm khi mỏ được phép khai thác cần phải lắp hệ thống camera, hệ thống giám sát quan trắc 24/24 để không khai thác ngoài ranh giới mỏ, quá công suất, gây ảnh hưởng tới môi trường và phải...

Quốc hội thảo luận Tổ về dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thao-luan-to-ve-du-an-luat-dia-chat-va-khoang-san-375723.html

Trình Quốc hội dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới

Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.Đa số ý kiến Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Tân giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang sau hợp nhất là ai?

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang sau hợp nhất, sáp nhập. ...

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ôn lại không khí lịch sử 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Hội thảo nhằm phân tích, khẳng định và làm sâu sắc thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của sự kiện tập kết ra Bắc. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Mới nhất