Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngGỡ vướng cho người dân trong vùng quy hoạch

Gỡ vướng cho người dân trong vùng quy hoạch


Để tháo gỡ vướng mắc, TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện vào cuộc quyết liệt giải quyết đời sống dân sinh bức thiết cho người dân.

Hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu

Có một thực tế hiện nay là nhu cầu sử dụng đất của các địa phương ở Hà Nội vào mục đích an sinh, phát triển kinh tế – xã hội là rất lớn. Nhất là khu vực các quận nội đô, việc có thêm quỹ đất để sử dụng vào mục đích nói trên đang là mong mỏi của người dân cũng như các cấp chính quyền. Trong khi đó, một diện tích đất không nhỏ nằm ở khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc các quận này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.

Cần có cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc cho người dân nằm trong vùng quy hoạch sông Hồng. Ảnh: Hải Linh
Cần có cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc cho người dân nằm trong vùng quy hoạch sông Hồng. Ảnh: Hải Linh

Mặc dù, với Quyết định 429/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016) đã mở ra, cũng như góp phần giải tỏa phần nào nhu cầu cho các khu vực dân cư tập trung hiện có theo quy định được tồn tại, bảo vệ.

Cụ thể theo Quyết định số 429/QĐ-TTg: các địa phương được phép sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có.

Thế nhưng, theo ông Hoàng Hoài Dung, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư số 5 phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, nhu cầu quỹ đất được phép mở rộng như trên mới chỉ đáp ứng một phần mong muốn của người dân. Bởi tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và dân số cơ học (trong đó có rất nhiều người dân từ các tỉnh, thành về khu vực nội đô sinh sống) thì các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa khu dân cư, trường mầm non, trường tiểu học, bãi đỗ xe, chợ, trung tâm thương mại… cần phải được mở rộng hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Đây cũng là mong mỏi của người dân nằm trong vùng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Theo đó, từ năm 2016 đến nay trải qua gần 1 thập kỷ do vướng vào việc chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 mà nhiều công trình phúc lợi xã hội vẫn chưa được đầu tư xây dựng.

Đặc biệt, trong đó phải kể đến các công trình hạ tầng đường sá có nhiều đoạn bị hư hỏng. Do hệ thống đường ngoài đê được đầu tư cách đây hơn 10 năm với phần lớn là đường bê tông, trong khi liên tục phải gánh tải nhiều lượt phương tiện ô tô, xe máy, đặc biệt là các xe tải chở hàng, chở vật liệu ra vào thường xuyên, khiến những tuyến đường ngày một xuống cấp…

Tìm giải pháp gỡ vướng

Bên cạnh các công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng giao thông còn thiếu và xuống cấp, người dân sống tại vùng đất bãi còn chịu nhiều thiệt thòi khi nhà ở chật chội, xuống cấp nhưng không được phép xây mới, cải tạo. Chia sẻ về nội dung này, ông Trần Quốc Đạt, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị quận Hoàng Mai cho biết, để phần nào gỡ vướng, từng bước giải quyết đời sống dân sinh bức thiết cho người dân, UBND TP Hà Nội đã kịp thời có những chỉ đạo đối với các sở, ngành, quận, huyện liên quan.

Cụ thể, UBND TP đã có văn bản số 1407/UBND-ĐT ngày 9/5/2024 giao Sở Xây dựng rà soát, hoàn thiện ban hành văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện. Trên cơ sở Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt, thống nhất việc cấp giấy phép xây dựng đáp ứng nhu cầu về xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở của Nhân dân tại khu vực ngoài đê. Thực hiện chỉ đạo của TP, Sở Xây dựng Hà Nội đã có Văn bản 4336/SXD-CP, ngày 5/6/2024 hướng dẫn thực hiện giấy phép xây dựng để xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại khu vực dân cư tập trung hiện có trên bãi sông.

Cụ thể, văn bản phân loại đối tượng được cấp giấy phép chính thức, có thời hạn, sửa chữa, cải tạo theo nguyên trạng hoặc phải di dời theo 3 nhóm. Trong đó, với nhóm 2 là nhà ở riêng lẻ đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm: nằm trong khu vực đã phê duyệt Quy hoạch phân khu, thuộc danh mục các khu vực dân cư tập trung hiện có trên bãi sông được tồn tại bảo vệ theo Quyết định 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 429/QĐ-TTg ngày 21/4/2023) phù hợp với định hướng lập phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong Quy hoạch Thủ đô, đáp ứng các điều kiện về cấp phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại Điều 94 Luật Xây dựng…

Cùng với đó, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 cũng sẽ là một giải pháp gỡ vướng cho người dân nằm trong vùng quy hoạch. Luật đã bổ sung, hoàn thiện các quy định về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong khu vực quy hoạch. So với Luật Đất đai năm 2013, các quy định của Luật mới rõ và chi tiết hơn. Cụ thể: Người sử dụng đất được xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn, cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Thông tin về vấn đề lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phân khu đô thị sông Hồng thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, ông Trần Quốc Đạt cho biết, sau khi nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra thực địa, Sở NN&PTNT đã có văn bản gửi UBND quận. Theo đó, Sở NN&PTNT cơ bản thống nhất về ranh giới các khu dân cư tập trung hiện có thuộc khu vực bãi sông Hồng, địa bàn quận Hoàng Mai nằm trong Phụ lục III – Quyết định 257/QĐ-TTg, tương ứng từ K72+384 đến K80+100 đê hữu Hồng, gồm 3 khu dân cư tập trung thuộc địa bàn 3 phường: Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú với tổng diện tích 99,87ha và dân số 13.667 người (Phụ lục III- Quyết định 257/QĐ-TTg: diện tích 135,75ha và dân số 10.698 người)…

Ngoài ra, Sở QH – KT cũng có văn bản gửi UBND quận, tham gia ý kiến đối với hồ sơ Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư hiện có được tồn tại bảo vệ khu vực ngoài đê sông Hồng địa bàn quận. Trong đó góp ý một số vấn đề cụ thể như: phạm vi ranh giới quy hoạch các tuyến đường, ô đất; các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; các dự án đầu tư nằm trong phạm vi ranh giới nghiên cứu quy hoạch; quy mô dân số…

Cũng theo ông Trần Quốc Đạt, trên cơ sở văn bản góp ý của 2 Sở, UBND quận Hoàng Mai sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án lập quy hoạch chi tiết để trình lên Hội đồng thẩm định phê duyệt. Sau khi quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt, UBND quận sẽ bắt tay ngay vào việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại các khu vực ngoài đê sông Hồng. Trong đó, đặc biệt là công tác đầu tư, cải tạo, sửa chữa các tuyến đường dân sinh bức xúc, cùng với đó là các công trình phúc lợi xã hội thiết yếu khác phục vụ đời sống của người dân.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/go-vuong-cho-nguoi-dan-trong-vung-quy-hoach.html

Cùng chủ đề

Chuyển tải trọn vẹn nguyện vọng của cử tri

Kinhtedothi - Thực hiện tròn vai đại biểu cơ quan dân cử, HĐND và các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã liên tục chất vấn, tái chất vấn nhiều vấn đề được dư luận quan tâm. Sự đeo bám vấn đề đã mang lại hiệu quả trong việc giám sát tiến độ các dự án công viên, vườn hoa. Tái chất vấn rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm Dẫn chứng sống động nhất của việc theo đến cùng vụ...

Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu

Tổng Bí thư nhấn mạnh thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn, tránh để tình trạng chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. ...

Hà Nội phát động phong trào thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã có Kế hoạch số 343/KH-UBND về tổ chức các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trọng tâm các phong trào thi đua là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kết quả, những thành tựu...

174 dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của các đơn vị đến thời điểm ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong số 101 dự án cấp thành phố, 77 dự án vướng mắc về GPMB. Dự kiến 42/77 dự án không giải ngân...

Nhận diện những điểm nghẽn cần khắc phục trong thủ tục hành chính

Kinhtedothi - Ngày 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng có buổi làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ và 8 địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hậu Giang thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 4/2, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh. Tại Hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phê duyệt các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ...

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân. Luật Phòng không Nhân dân số 49/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 27/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân (PKND) nhằm mục đích xác định cụ...

đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn đền Trần 2025

Kinhtedothi - Sáng 4/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã nghe lãnh đạo thành phố Nam Định báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự hội nghị còn có đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Giao thông vận tải, Văn hóa - Thể thao và...

không để tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc

Sáng 4/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư đánh giá công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ; chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của T.Ư các cấp ủy thời gian tới. Hội nghị đánh giá, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động, kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy...

Quản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, việc khai thác, sử dụng hiệu quả không gian ngầm có vai trò đặc biệt quan trọng. Luật Thủ đô 2024 quy định tại Điều 19 “Quản lý, sử dụng không gian ngầm”, đã tháo gỡ các nút thắt quy hoạch không gian ngầm... Không gian ngầm được phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng Theo quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024 về quản...

Bài đọc nhiều

Hoàn tất giải ngân 18.200 tỷ tái định cư dự án sân bay Long Thành

TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, đạt gần 95% kế hoạch. TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho...

Khu nghỉ dưỡng 4 tỷ USD có diễn biến mới: Thay chủ tịch và tổng giám đốc

(Dân trí) - Ông Benny Chong, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn VMS, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An; ông Alan Teo sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc điều hành. Tập đoàn VMS - chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng có vốn đầu tư 4 tỷ USD Nam Hội An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - mới đây phát thông cáo về việc thay đổi...

Sau chung cư, phân khúc bất động sản nào dẫn sóng thị trường năm nay?

(Dân trí) - Các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản năm nay sẽ ổn định hơn. Trong đó, bất động sản tại khu vực vùng ven sẽ trở nên có sức hút đối với nhà đầu tư. "Bắt mạch" thị trường bất động sản năm 2025Trong năm 2024, thị trường bất động sản ghi nhận phân khúc chung cư có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, tại Hà Nội, theo báo cáo của một đơn vị...

3 điểm nổi bật của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1/2025 là gì?

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025. Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm trở lại; giá bán hàng giảm lần đầu tiên trong 9 tháng và việc làm...

Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USD

Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 3 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị tăng thêm là 20,98 triệu USD. Hiện tỉnh có 394 dự án FDI với tổng vốn đạt 10.203 triệu USD. Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USDNgoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 3 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị tăng thêm là 20,98 triệu USD. Hiện tỉnh có 394...

Cùng chuyên mục

“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo...

Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu có chiều dài 7,5 km nằm trên đường vành đai 3,5 TP. Hà Nội khi hoàn thành sẽ giúp gia tăng mối liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên. Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồngDự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu...

Kỳ vọng xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô

Trong tương lai, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô hứa hẹn sẽ là ngành đem lại giá trị xuất khẩu cao trong số các nhóm ngành tỷ USD ở Việt Nam. Linh kiện, phụ tùng ô tô - “điểm sáng” xuất khẩu Theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng 11 tháng năm 2024 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13,76 tỷ USD. So...

Giấc mơ xứ Nghệ, khát vọng sông Lam

Chưa bao giờ tỉnh Nghệ An hội đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thời điểm hiện tại. Tất cả sẵn sàng để đưa vùng đất sông Lam vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chưa bao giờ tỉnh Nghệ An hội đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thời điểm hiện tại. Tất cả sẵn sàng để đưa vùng đất sông Lam vững bước vào kỷ...

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, quy mô thị trường ô tô đạt hơn 1 triệu chiếc/năm, tăng cường nội địa hóa, ưu tiên phát triển xe điện. Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, quy mô thị trường ô tô đạt hơn 1 triệu chiếc/năm, tăng cường nội địa hóa, ưu tiên phát triển xe điện. Gần 17,6 triệu khách quốc...

Mới nhất

Thêm lợi ích sức khỏe của trà bạc hà, lưu ý khi dùng

Bạc hà, không chỉ được xem như một loại thảo mộc phổ biến mà còn là phương thuốc tự nhiên được ứng dụng...

Bí ẩn ‘kim tự tháp Nam Cực’ và thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh

Một cấu trúc hình kim tự tháp nổi bật giữa biển tuyết ở Nam Cực đã làm dấy lên các thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh. ...

Báo in ngày 5-2: Phải niêm yết giá!

(NLĐO) - Cẩn trọng đặt phòng qua ứng dụng, mạng xã hội; An toàn giao thông, nhìn từ những con số và Metro số 1 thúc đẩy phát triển đường sắt đô thị;... ...

Mới nhất