Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPGS. TS Đỗ Ngọc Thống nói về hệ quả của việc đổi...

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống nói về hệ quả của việc đổi mới đề thi Ngữ văn


PGS. TS Đỗ Ngọc Thống nói về hệ quả của việc đổi mới đề thi Ngữ văn - Ảnh 1.

Từ năm 2025, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương sẽ thay đổi theo yêu cầu mới.

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ, từ năm 2025 kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương sẽ thay đổi theo yêu cầu mới.

Trước đó khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 6 (2022) đến các lớp 7, 8, 10, 11 đã thực hiện theo yêu cầu này.

Điểm mới đáng lưu ý nhất là yêu cầu học sinh viết nghị luận văn học với ngữ liệu mới, không sử dụng lại các văn bản đã học trong 3 bộ sách giáo khoa (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018).

Trước yêu cầu mới này, nhiều thầy cô băn khoăn, lo lắng, cho rằng học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, bài làm sẽ không tốt và dẫn đến kết quả thi hạn chế… Đó là một thực tế cần xem xét, đánh giá để có một cách nhìn và các giải pháp phù hợp. Có thể thấy trước một số hệ quả của việc đổi mới đề thi này như sau:

Thứ nhất, bài viết nghị luận văn học của đa số học sinh sẽ không dài, ý tứ nghèo nàn… Vì trước một văn bản mới, các em phải tự nghĩ ra ý của mình và diễn đạt theo văn phong của chính mình, không sao chép ở đâu được. Không phải ai cũng nghĩ được nhiều ý, nhiều nội dung phù hợp trước một vấn đề, một tác phẩm văn học.

Thứ hai, rất nhiều bài viết của học sinh sẽ mắc lỗi diễn đạt vụng về, ngô nghê, ý tứ lộn xộn, lan man dài dòng,”ông chẳng bà chuộc”… Vì không phải ai cũng diễn đạt được các ý mình đã nghĩ một cách sinh động, phong phú và rõ ràng mạch lạc.

Thứ ba, rất nhiều bài viết của học sinh còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết còn mịt mù, khó đọc và trình bày chưa đúng quy cách… Tóm lại cả nội dung và hình thức, nhiều bài viết nghị luận văn học của học sinh còn mắc lỗi. Thực ra những lỗi này, ngay cả thi theo cách cũ vẫn nhiều học sinh mắc phải. Tuy nhiên, thi theo yêu cầu mới sẽ có nhiều cái được như:

– Đề thi thể hiện đúng yêu cầu đánh giá năng lực người học theo định hướng của Chương trình 2018: Đánh giá kết quả vận dụng cái đã học vào một bối cảnh mới, có ý nghĩa.

– Kết quả đánh giá phản ánh trung thực, khách quan: bảo đảm bài viết đó là sản phẩm của chính mỗi học sinh, ý tứ và văn phong của chính mỗi thí sinh.

– Kì thi sẽ phân hóa được trình độ và năng lực; cũng sẽ có rất nhiều bài viết tốt, thể hiện được năng lực viết, trình độ cảm thụ, tiếp nhận văn học của học sinh; khuyến khích được những học sinh giỏi môn Ngữ văn.

– Cái được lớn nhất là học sinh phải suy nghĩ và diễn đạt bằng cái đầu của mình, không viết và nói theo người khác. Từ đó giáo dục các em đức tính trung thực, dám nghĩ, dám sáng tạo, không đạo văn, biết tôn trọng sản phẩm của người khác,…

Kết quả viết bài nghị luận văn học, theo PGS. TS Đỗ Ngọc Thống sẽ là: khoảng 50% chỉ đạt điểm trung bình; 30% của số còn lại sẽ bị điểm kém và 20% sẽ đạt điểm khá giỏi. Trước yêu cầu đổi mới và thực tiễn dạy học hiện nay, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống nghĩ:

– Cần tôn trọng và chấp nhận sự phân hóa này, không nên chỉ trích năm nào kết quả điểm thi môn Ngữ văn cũng cao ngất ngưởng, như năm 2024, điểm thi trung bình 9.0 mà vẫn chưa đỗ vào khoa Ngữ văn của một số trường đại học.

– Các thầy cô giáo cần kiên trì, rèn luyện cho học sinh cách thức đọc hiểu và cách viết một văn bản theo Chương trình đã đề ra. Chỉ dạy và học cách thức, phương pháp, từ đó vận dụng, rèn luyện nhiều thì mới đạt được kết quả theo hướng đánh giá mới: đánh giá theo năng lực người học.

Hãy mạnh dạn thay đổi, thà chỉ thu được những bài văn có thể còn thiếu sót nhưng là bài văn của chính người học, thể hiện đúng những suy nghĩ, tình cảm của chính các em; còn hơn là tiếp tục phải chấm những bài văn của chính các thầy; những bài văn viết rất dài, bay bổng, uyên bác nhưng là do học thuộc và chép lại văn của người khác.

Hãy tôn trọng sự thật, đừng vì bệnh hình thức.





Nguồn: https://danviet.vn/pgs-ts-do-ngoc-thong-noi-ve-he-qua-cua-viec-doi-moi-de-thi-ngu-van-20240825095421068.htm

Cùng chủ đề

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025

(Dân trí) - "Năm 2024 ghi dấu sự quyết liệt trong chính sách đầu tư giáo dục, học phí, hỗ trợ nhà giáo. Tôi mong rằng những chính sách hiệu quả này tiếp tục được thực hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo". Trên đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.Mong xã hội thấu hiểu, chia sẻ với...

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, tránh gây lãng phí khi thay đổi thường xuyên. ...

Bộ trưởng GD&ĐT phản hồi việc thay sách giáo khoa thường xuyên gây lãng phí

Theo Bộ trưởng, công tác xã hội hóa sách giáo khoa đạt kết quả tốt, các môn học và hoạt động đều có 3-9 bộ sách, giáo viên và học sinh được lá»±a chọn sách phù hợp. Gửi kiến nghị trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét, thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước, không nên thường xuyên thay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm

Trước nhiều luồng dư luận xoay quanh việc Thông tư 29 sẽ được áp dụng như thế nào, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM khẳng định không cấm dạy thêm, học thêm. ...

Top 3 cây cổ thụ thân hình kỳ dị ở An Giang, cây cao chót vót, cây đa có gốc xù xì trồi la...

3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024. ...

Con động vật hoang dã-con chồn hương nuôi thành công ở Lâm Đồng, làm cà phê chồn trúng lớn

Nhiều lần đi thực tế tham quan các trang trại nuôi cầy hương (con chồn hương) trên địa bàn Đức Trọng và TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), ông Nguyễn Văn Dũng đã đầu tư xây dựng chuồng nuôi con động vật hoang dã này, cho ăn quả cà phê chín...

Tan tác một mùa dưa hấu Gia Lai, trồng 6ha chi hết 950 triệu, “bán đông bán tây” được 300 triệu, khổ

Thời tiết lạnh kéo dài khiến dưa hấu tại Gia Lai không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá dưa hấu giảm mạnh. Ông Hoàng than: "Tôi trồng 6ha dưa hấu, năng suất 20 tấn/ha, giá dưa bán trung bình chỉ 4.000 đồng/kg. Tổng thu chỉ đạt 300 triệu đồng, trong khi...

Nông nghiệp chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function...

Bài đọc nhiều

Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức dạy thêm học sinh cuối cấp

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp. Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi đến các địa phương ngày 11/2, về việc tăng cường chỉ đạo giáo dục phổ thông.Theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh,...

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bộ GD-ĐT yêu cầu tuyển sinh đầu cấp không gây áp lực học thêm

Bộ GD-ĐT vừa có công văn về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện hiệu quả quản trị nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT... theo Chương trình phổ thông 2018, đồng...

Lịch nghỉ hè năm học 2024-2025 của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025, trong đó có lịch nghỉ hè của học sinh trong toàn quốc.

Cùng chuyên mục

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. Phát biểu...

Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm

Trước nhiều luồng dư luận xoay quanh việc Thông tư 29 sẽ được áp dụng như thế nào, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM khẳng định không cấm dạy thêm, học thêm. ...

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM lý giải một số quy định về dạy thêm, học thêm

Ông Hồ Tấn Minh - chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - đã lý giải một số vướng mắc của giáo viên, phụ huynh và học sinh về thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14-2. ...

Sở GD&ĐT nói gì về quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29?

Tại họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào chiều 13/2, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT thành phố đã thông tin về Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực...

Hà Nội công bố quyết định thành lập Trường THPT chuyên Chu Văn An

Với việc chính thức trở thành trường chuyên, từ năm học 2025-2026, Trường Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An sẽ chỉ tuyển học sinh hệ chuyên. ...

Mới nhất

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và...

Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm

Trước nhiều luồng dư luận xoay quanh việc Thông tư 29 sẽ được áp dụng như thế nào, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM khẳng định...

Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốc

Nhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần đến việc tạo ra liệu pháp điều trị các căn bệnh mà y học từ lâu phải đau đầu. Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốcNhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần...

Mới nhất