Trang chủKinh tếNông nghiệpCá linh non, sản vật mùa nước nổi miền Tây đã về,...

Cá linh non, sản vật mùa nước nổi miền Tây đã về, nước lũ tràn đồng vùng đầu nguồn An Giang


Lũ vừa về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu mùa lũ năm nay nước dồi dào hơn. Như vậy, sau nhiều năm chỉ được đón lũ nhỏ, người dân miền Tây đang chờ một mùa nước nổi lại về mang đến sinh kế và cân bằng hệ sinh thái miền sông nước này.

Sản vật mùa nước nổi miền Tây: Cá linh non đã về

Nhiều ngày qua, mực nước đầu nguồn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp liên tục biến đổi theo con nước, mang theo nhiều sản vật mùa nước nổi. Trong đó có cá linh – sản vật mỗi năm chỉ có một mùa.

Ông Phùng Thế Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú (An Giang) cho biết, hiện nay mực nước lũ đầu nguồn sông Hậu đã tràn đồng vào các xã giáp biên giới Campuchia như: Phú Hội, Nhơn Hội, Phú Hữu… 

Cá linh non cùng các sản vật mùa nước nổi cũng đã xuất hiện nhiều ở các chợ biên giới An Phú. “Nước lũ năm nay có lên cao hơn chút so với cùng kỳ. 

Chúng tôi đang chờ nông dân thu hoạch lúa hè thu xong rồi làm việc với các xã để thống nhất xả lũ vào tháo chua rửa phèn cho ba xã bờ đông này”, ông Vinh cho biết.

Cá linh non đã về khi mực nước đầu nguồn ở An Giang, Đồng Tháp mang theo sản vật mùa nước nổi - Ảnh 1.

Từ cuối tháng bảy, vùng đầu nguồn sông Hậu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang nước đã tràn đồng. Ảnh: Phương Bằng.

Từ cuối tháng 7, dọc kênh Vĩnh Tế, đoạn phường Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên và xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, nước tràn đồng, cá linh non đầu mùa lũ bắt đầu về, người dân tranh thủ giăng lưới và đặt dớn khắp nơi. 

“Con nước lũ năm nay đến sớm hơn, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái vài tấc, bà con phấn khởi lắm. Hy vọng năm nay nước lớn sẽ mang theo nhiều phù sa. Nếu có nước lớn thì bà con mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản cũng có công ăn việc làm, tăng thu nhập mùa lũ”, ông Cao Xuân Điệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang chia sẻ.

Tuy nhiên, so với giai đoạn cuối tháng 7 vừa qua, thì những ngày đầu tháng 8 mực nước sông Mê Công giảm nhanh, do mưa ít trong khi các đập thủy điện thượng nguồn tiếp tục tăng cường tích nước, khiến nhịp lũ bị tác động mạnh.

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, mực nước lũ chịu sự tác động từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về, lượng mưa tại chỗ và thủy triều. 

Theo Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam (SIWRP), ảnh hưởng của bão trên Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực hạ Lào và Campuchia trong giai đoạn cuối tháng 7 khiến mực nước hạ nguồn sông Mê Công lên nhanh và vượt mức trung bình nhiều năm. 

Cá linh non đã về khi mực nước đầu nguồn ở An Giang, Đồng Tháp mang theo sản vật mùa nước nổi - Ảnh 2.

Người dân huyện An Phú, tỉnh An Giang đón lũ để đánh bắt thủy sản, trong đó có cá linh non mùa nước nổi. Ảnh: Phương Bằng.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, mực nước đã giảm nhanh về dưới mức trung bình nhiều năm. Cụ thể, ngày 7/8, mực nước đo được tại trạm Tân Châu trên sông Tiền là 2,26m so với trung bình nhiều năm thấp hơn 0,32m và thấp hơn năm 2023 là 0,13m. Song mực nước tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu là 2,29m so với trung bình nhiều năm cao hơn 0,14m và cao hơn năm 2023 là 0,05m.

Lũ năm nay sẽ khác?

Nhiều năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lũ nhỏ hoặc cực nhỏ do biến đổi khí hậu làm lượng mưa thay đổi và đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn dòng.

Về mức lũ hồi tháng 7 cao hơn cùng kỳ năm ngoái, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: Vừa qua vào mùa mưa nên mực nước sông Mê Công bắt đầu lên. 

Song hiện tượng mực nước ở vùng đầu nguồn như Tân Châu, Châu Đốc cao hơn cùng kỳ năm ngoái có thể chỉ là hiện tượng ngắn hạn do ảnh hưởng của trận bão gây mưa tại vùng biên giới Việt Nam-Lào giữa tháng 7 đổ về hạ lưu. 

Theo đó, mực nước sông Mê Công chỉ thấy dâng cao từ khoảng Stung Treng, Campuchia xuống châu thổ Cửu Long, còn đoạn từ biên giới Trung Quốc-Lào xuống Campuchia vẫn thấp hơn trung bình vì các đập lớn ở Trung Quốc như đập Tiểu Loan vẫn đang tích cực trữ nước.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện nhận định, tình trạng La Nina được dự báo xuất hiện trong giai đoạn tháng 8-11 tới đây, với khả năng cao đến 70%. Khi đó lượng mưa trong lưu vực sẽ tăng cao. Tuy nhiên, khí hậu vẫn còn đang trong tình trạng ENSO trung tính. 

“Do đó hiện tượng mực nước cao hơn cùng kỳ quan sát được ở vùng đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long chưa được hỗ trợ bởi mực nước phía thượng nguồn sông Mê Công đổ xuống và chưa có hiện tượng La Nina gây mưa nhiều thì khó có khả năng tăng mạnh bất thường trong thời gian ngắn tới đây. 

Mực nước sông Hậu ở Tân Châu, Châu Đốc cũng biến động lên xuống theo thủy triều từ Biển Đông theo chu kỳ nước ròng, nước kém.

Còn theo ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, dòng chảy sông Mê Công hiện tại không còn thuận tự nhiên mà phụ thuộc vào sự điều tiết của các quốc gia dọc theo lưu vực sông. 

Dự báo, trong ba tháng tới, mực nước tại các trạm đầu nguồn sông Cửu Long, nội đồng vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên sẽ lên nhanh. Trong tháng 10/2024, lũ đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng đạt đỉnh, sau đó xuống dần. Từ giữa tháng 11 đến tháng 12, mực nước các trạm sẽ xuống nhanh và chuyển sang chế độ triều.

Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam cũng đưa ra nhận định, đỉnh lũ chính vụ năm nay có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10. 

Đỉnh lũ chính vụ trên dòng chính khu vực đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo đạt mức cao nhất 3,5 m tại Tân Châu-An Giang (tương đương mức báo động 1, cao hơn đỉnh lũ năm 2023 là 0,41 m). Đỉnh lũ tại Châu Đốc-An Giang đạt 3,2 m – cao hơn mức báo động 1 là 0,2 m, xấp xỉ hoặc cao hơn đỉnh lũ năm 2023 khoảng 0,27 m.

Nhìn nhận mùa lũ năm nay, PGS, TS Lê Anh Tuấn, Trường đại học Cần Thơ cho rằng, những tháng cuối năm, mưa bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhiều do hiện tượng El Nino chuyển sang La Nina, sẽ gây mưa nhiều và bổ sung nguồn nước vào dòng chảy. 

“Nhiều người cho rằng, năm nay là năm Thìn nên sẽ có lũ lớn, song điều này còn tùy thuộc vào cường độ bão. Tôi cho rằng, lũ năm nay ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ở mức trung bình, cao hơn hai năm qua, dù vậy còn tùy thuộc vào sự vận hành của các đập thủy điện”, PGS, TS Lê Anh Tuấn nhận định.

Lũ về giúp vệ sinh đồng ruộng, bồi đắp phù sa, người dân sống bằng nghề khai thác thủy sản vùng đầu nguồn có cơ hội tăng thu nhập, bởi cá tôm sẽ về theo con nước. Hơn bao giờ hết, người dân miền Tây đang mong chờ một mùa lũ đúng nghĩa mang đến mùa màng bội thu.





Nguồn: https://danviet.vn/ca-linh-non-san-vat-mua-nuoc-noi-mien-tay-da-ve-nuoc-lu-tran-dong-vung-dau-nguon-an-giang-20240820171832841.htm

Cùng chủ đề

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. Vụ quýt thu hoạch...

Bí thư Đồng Tháp động viên tiểu thương chợ hoa Tết

Nhiều tiểu thương tại chợ hoa Tết Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết sức mua hoa kiểng năm nay chậm mặc dù lượng hoa nhập giảm 50% so với năm trước. Tối muộn 24-1 (25 tháng Chạp), ông Lê Quốc Phong - Bí thư...

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử

Hơn 90% doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp tham gia kinh doanh trên thương mại điện và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên thương mại điện tử. Bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng toàn...

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông Thường Phước – Kaoh Roka

Ngày 17-1, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam) - Kaoh Roka (tỉnh Prey Veng, Campuchia) theo phê duyệt của Chính phủ tại nghị quyết 235. Ông...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp đến 2050

Theo Kế hoạch, các dự án đầu tư công ưu tiên thực hiện gồm các dự án có sức lan tỏa lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, thúc đẩy kết nối giữa các tỉnh nội vùng, kết nối trục hành lang kinh tế phía Tây của vùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đông Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. ...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Mới nhất

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

WSJ: Trung Quốc đề xuất thỏa thuận thương mại với ông Trump

Nguồn tin cho hay Trung Quốc đang chuẩn bị một đề xuất để bắt đầu đàm phán với Mỹ, sau khi ông Trump áp thuế 10% hàng hóa của Bắc Kinh. ...

Mở đường đến kỷ nguyên mới

Sau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mớiSau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội