Trang chủNewsThời sựThủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2024


Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Hà Nội và 63 điểm cầu tỉnh/thành phố với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.

Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân cả nước, nhất là sự nỗ lực của toàn ngành Giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo bứt phá.

dsc_2325.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Nêu 10 điểm sáng nổi bật trong kết quả năm học 2023 – 2024, Thủ tướng Chính phủ cho biết, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển GDĐT tiếp tục được quan tâm; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên phát triển. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông dần đi vào ổn định, bước đầu đạt được hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và xoá mù chữ tiếp tục được chú trọng, đạt kết quả toàn diện.

Cùng với đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định; đào tạo giáo dục đại học ngày càng được chú trọng và được cải thiện rõ rệt về chất lượng. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tiếp tục bổ sung chỉ tiêu biên chế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về số lượng theo quy định. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin…

Theo Thủ tướng, năm học 2024 – 2025 kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; đồng thời bắt đầu triển khai thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện đổi mới GDĐT. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GDĐT, các bộ, ngành, địa phương thực hiện 9 nội dung nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới và tổ chức tốt Lễ khai giảng ngày 5/9 sắp tới, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho năm học mới; tập trung tổ chức triển khai Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách về đổi mới GDĐT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; tổng kết, đánh giá toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

dsc_2050.jpg
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Thủ tướng yêu cầu Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn bị thật kỹ để tổ chức Kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, gọn nhẹ, giảm áp lực, tạo thuận lợi nhất cho học sinh.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh tự chủ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư; thúc đẩy hợp tác công tư; đẩy mạnh GDĐT phi lợi nhuận bậc đại học.

Đồng thời, xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên phù hợp; thực hiện việc tuyển dụng, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” và phù hợp thực tiễn.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục khuyết tật, giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. Bộ GDĐT, các bộ, ngành, địa phương lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa, dịch chuyển dân số.

Nhấn mạnh GDĐT cần được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, Thủ tướng nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành…; Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực…; Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công…, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khoẻ của các cháu”; “Các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”.

Phân tích và yêu cầu tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể; Thầy cô giáo là động lực; Nhà trường làm bệ đỡ; Gia đình là điểm tựa; Xã hội là nền tảng”, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GDĐT, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm nêu trên; ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.

Ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2023 – 2024 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước đang trên đà phục hồi, các hoạt động kinh tế – xã hội diễn ra sôi động hơn với đà tăng trưởng khá và nhiều chuyển biến tích cực.

dsc_2112.jpg
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo tại hội nghị

Cùng với cả nước, ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026; thực hiện các nhiệm vụ công tác năm của Chính phủ, cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2023-2024.

Đây cũng là thời điểm toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành như: Thực hiện tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục và đào tạo; triển khai Nghị quyết 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; cùng các nhiệm vụ quan trọng khác của ngành.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nêu một số kết quả nổi bật của năm học 2023 – 2024. Trong đó, toàn ngành Giáo dục đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Qua đó, đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển GDĐT trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

Đồng thời, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo yêu cầu Nghị quyết 29 của Trung ương; tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển GDĐT.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước. Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Việc thực hiện “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” đã được triển khai hiệu quả, phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

dsc_2365.jpg
Quang cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Bộ GDĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học; triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học…

Tại hội nghị, các đại biểu, đại diện các địa phương, các cơ sở giáo dục đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời đóng góp các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025 và các nhiệm vụ trọng trách của ngành Giáo dục.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-nam-hoc-2024-2025-378482.html

Cùng chủ đề

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế như đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế. Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học...

Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển...

Phát động cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” 2024

Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2011 với tên gọi: "Những kỷ niệm sâu sắc về giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp". Từ năm 2018, cuộc thi mang tên "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" và được tổ chức thường niên. Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” 2024 là cơ hội để lan tỏa những tình cảm tốt...

Ngành giáo dục phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, các tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ đã và đang phải trải qua những ngày đặc biệt khó khăn do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão số 3 (Yagi). Thiệt hại cho tới thời điểm này là chưa thể đo đếm được; thời gian để khắc phục cũng chưa thể tính toán được cụ thể. Theo thông tin ban đầu từ một số địa phương,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phải tập trung ngay vào xử lý công việcThủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ,...

Công bố quyết định thành lập, kết thúc, giải thể nhiều tổ chức

(TN&MT) - Sáng nay (4/2), Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập, kết thúc, giải thể tổ chức Đảng và công tác cán bộ. Tại Hội nghị, ông Lữ Ngọc Bình Trưởng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi công...

Bộ TN&MT ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ TN&MT vừa kí Quyết định 166/QĐ-BTNMT ban hành Chương trình hành động của ngành TN&MT thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2025 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2025 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi...

Tháo gỡ vướng mắc cho tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

(TN&MT) - Sáng ngày 4/2, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh. ...

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải cập nhật quy định, ý tưởng quản lý mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này trong cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau hợp nhất Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT), chiều 4/2. ...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình cơ cấu tổ chức mới sau sắp xếp, có 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

(NLĐO)- Ngày 5-2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 42, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV ...

Nguyên nhân người phụ nữ rơi từ ô tô xuống đường ở Nghệ An

Người phụ nữ khỏa thân rơi từ ô tô xuống đường ở TP Vinh (Nghệ An) được xác định là do say rượu dẫn đến bất ổn tâm lý. Sáng 5/2, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND phường Quang Trung (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, người phụ nữ rơi từ ô tô con xuống đường trong tình trạng khỏa thân là do say rượu nên bất ổn về tâm lý. Theo lãnh đạo phường Quang Trung, sự việc...

Báo chí cũng phải phát triển tương xứng, chuyên nghiệp

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị báo chí cần đẩy mạnh các nội dung tuyên truyền về những ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2025 ...

Niềm vui đường mới ngày xuân

Do không có sự phối hợp đồng bộ nên nhà thầu thi công dự án chỉnh trang đô thị ở TP Hạ Long có thời điểm gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các đơn vị liên quan, người dân đã được đi trên con đường mới khang trang đúng dịp Tết. ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Tại phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến liên quan các nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. ...

Mới nhất

Sữa non ‘thần kỳ’ giá trên trời ‘bẫy’ người bệnh

Nhiều người bệnh cho biết quá mệt mỏi khi bị bủa vây bởi những quảng cáo sữa non, sữa thần dược thổi phồng cả chất lượng và giá. ...

Căng thẳng thuế quan “phủ bóng” thị trường thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 5/2, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/2 ở thế trái chiều trong bối cảnh căng thẳng về thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khôi phục chiến dịch “gây sức ép tối đa” lên Iran nhằm mục đích đưa xuất khẩu dầu của Iran về mức 0.

Trung Quốc làm robot Thần Tài ngoại hình và giao tiếp y chang người thật

Nhờ kết hợp nhiều công nghệ hiện đại, robot 'Thần Tài' của Trung Quốc có thể giao tiếp và biểu cảm giống y người thật. ...

Hàng loạt quận, huyện tại Hà Nội được giao ‘đất sạch’ để tổ chức đấu giá

(CLO) UBND Hà Nội vừa giao UBND huyện Đông Anh hơn 1,1ha đất tại thôn Vạn Lộc 2, xã Xuân Canh để thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng...

Tổng thống Donald Trump muốn Mỹ tiếp quản Dải Gaza, ủng hộ tái định cư “vĩnh viễn” người dân Palestine

Tổng thống Donald Trump ngày 4/2 cam kết Mỹ sẽ tiếp quản Dải Gaza sau khi người Palestine được tái định cư ở nơi khác. Động thái này sẽ phá vỡ hàng chục năm chính sách của Washington đối với xung đột Israel-Palestine.

Mới nhất