Trang chủPolitical Activities7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 01,...

7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ

Chương trình hành động tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN năm 2025; cụ thể hóa và gắn kết các nhiệm vụ của Bộ KH&CN được phân công tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ. Các nhiệm vụ, giải pháp gồm: 

Thứ nhất, xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá”. Đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật KH,CN&ĐMST; tiếp tục tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST. Bộ KH&CN đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ xem xét quyết định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3 Dự án Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật KH,CN&ĐMST; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Cùng với đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH,CN&ĐMST triển khai các cơ chế thí điểm, vượt trội, đặc thù về KH,CN&ĐMST; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển tổ chức KH&CN công lập; xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để phát triển nhanh, lành mạnh, hiệu quả thị trường KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp KH&CN; nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về kinh tế, tài chính, đầu tư, đấu thầu với pháp luật KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu KH,CN&ĐMST; tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính…

Thứ hai, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – NSNN; công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho KH,CN&ĐMST. Thực hiện phân bổ, thông báo vốn đầu tư công cho từng dự án theo đúng quyết định của các cấp có thẩm quyền. Giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay. Đảm bảo quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, tiến độ theo kế hoạch. Phân bổ, giao dự toán năm 2025 cho các đơn vị sử dụng NSNN bảo đảm thời gian, thủ tục theo quy định. Phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược. Đẩy mạnh phát triển đồng bộ hạ tầng thông tin, thống kê, thư viện về KH,CN&ĐMST; hoàn thiện và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về KH,CN&ĐMST. 

Thứ ba, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”. Thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy… 

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng của nền kinh tế. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 03/NQCP ngày 09/01/2025 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ĐMST&CĐS quốc gia; Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ ngành KH&CN giai đoạn đến năm 2025.

img

Chương trình hành động tập trung tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Ảnh minh họa.

Đồng thời, nâng cao tiềm lực KH&CN, tập trung triển khai các hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới nổi như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…; tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, phát triển xanh, chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch và chuyển đổi số; tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ các Chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đến năm 2030; tiếp tục phát triển hệ thống ĐMST quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học, viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh; thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập; đẩy mạnh các hoạt động về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; phát huy hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ…

Thứ năm, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời với vai trò được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của WIPO. Duy trì thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số GII năm 2025; đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia; cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính…

Thứ sáu, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ để tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.

Thứ bảy, đẩy mạnh hoạt động truyền thông; tăng cường công tác dân vận. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, tăng cường kỷ luật báo chí; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KH,CN&ĐMST; thành tựu, hoạt động KH,CN&ĐMST phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, các định hướng, giải pháp phát triển KH,CN&ĐMST cho doanh nghiệp và người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng số, mạng xã hội và phương tiện điện tử khác./.



Nguồn: https://mic.gov.vn/7-nhiem-vu-giai-phap-chu-yeu-thuc-hien-nghi-quyet-01-02-cua-chinh-phu-197250225092308484.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng phục vụ và bảo vệ hoạt động dân sinh, sản xuất các ngành kinh tế. Cả nước có gần 8.000...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xã giao Bộ trưởng Năng lượng và Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại …

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Kyrgyzstan Taalaibek IbraevBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Kyrgyzstan Bakyt SydykovTham dự buổi làm việc, về phía Bộ Công Thương có lãnh đạo Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài, Cục Điện lực, Văn phòng Bộ và Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO). Về phía Kyrgyzstan có Tổng giám đốc Công ty...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Lễ ký hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án đường dây 500kV Lào Cai …

Tham dự lễ ký kết có Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long; ông Nguyễn Ngọc Cảnh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng đại diện lãnh đạo một số Vụ thuộc Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo Cục Điện lực (Bộ Công Thương); lãnh đạo một số Vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước: Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Văn phòng, Thanh tra; lãnh đạo Cục phát triển doanh nghiệp...

Cùng chuyên mục

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Cuba

Chiều 15/4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với ông Reynaldo Velázquez Zaldívar, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba. Quang...

Tham vấn báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh

Ngày 4/4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh”. Dự hội thảo có đại...

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48/2024

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 gồm 63 học viên là cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Quá trình tham gia lớp học, các học viên đã được nghe giới thiệu 27 chuyên đề và 6 chuyên đề báo cáo của hai nhóm kiến thức cơ bản: Phần kiến thức chung và phần kỹ năng cơ bản. Kết thúc khoá học, 63 học viên lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao...

Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 3

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong tháng 3/2025, Tổng Thanh tra Chính phủ và các đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công tác và đột xuất. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ...

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất