Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựng67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao...

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TP – Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11.

TP – Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11.

Khác với năm 2010, mối quan tâm hàng đầu của các đại biểu không phải ở con số hàng chục tỷ USD, nỗi lo nợ công, mà là vấn đề chuyển giao công nghệ nhằm tự chủ, từ đó “kích hoạt” ngành công nghiệp đường sắt trong nước phát triển.

“Chúng ta đâu chỉ có mỗi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, mà còn hàng loạt các dự án khác đang được xem xét đầu tư xây dựng, như dự án đường sắt TPHCM – Cần Thơ, đường sắt lên Tây Nguyên, đường sắt đô thị ở Hà Nội và TPHCM…

Vậy nên, vấn đề quan trọng không phải là vốn, nợ công mà là chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, để từ dự án này, chúng ta sẽ “kích hoạt” phát triển được ngành công nghiệp đường sắt trong nước, từ đó chủ động triển khai xây dựng”, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nói với PV Tiền Phong.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định doanh nghiệp Việt Nam đảm đương và làm chủ dự án. Ảnh: Như Ý

Kích hoạt phát triển ngành công nghiệp đường sắt

Những gì ông Cường nói cũng là vấn đề được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh khi trình bày báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo ông Thắng, so với năm 2010 – thời điểm mà Quốc hội chưa thông qua, bối cảnh quy mô nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi.

Cụ thể, quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện đã tăng gấp 3 lần so với 14 năm trước, nợ công chỉ còn ở mức 37% GDP (thấp hơn so với mức 56,6% vào năm 2010). “Nguồn lực để đầu tư dự án không còn là trở ngại lớn”, ông Thắng nói.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 2

ĐBQH Hoàng Văn Cường đề nghị bắt buộc phải chuyển giao công nghệ khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao

Về lợi ích, tư lệnh ngành GTVT cho biết, ngoài đáp ứng nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, dự án sẽ tạo ra động lực để Việt Nam làm chủ về công nghiệp xây dựng đường sắt, nội địa hóa sản xuất phương tiện đường sắt trong các lĩnh vực thông tin, tín hiệu, công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa…

Trao đổi với PV Tiền Phong về vấn đề trên, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Hoàng Văn Cường nhắc đi, nhắc lại các bài học ở dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM. Theo ông, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội và Bến Thành – Suối Tiên do không chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn nên mỗi nơi một khác, dẫn đến bị lệ thuộc, gặp nhiều vướng mắc.

“Nếu không làm chủ được công nghệ, không xây dựng được ngành công nghiệp đường sắt thì chẳng lẽ sau này, mỗi một dự án, mỗi tuyến chúng ta lại phải đi mua và lệ thuộc vào công nghệ của từng nước hay sao? Chúng ta bỏ ra 67 tỷ USD để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao mà không bắt buộc chuyển giao công nghệ thì sẽ tạo gánh nặng cho thế hệ mai sau”, ông Cường nói.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 3

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị lập đơn vị giám sát về chuyển giao công nghệ

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, việc chuyển giao công nghệ rất quan trọng. Nêu thực tiễn hoạt động của các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, ông Thường cho biết, còn nhiều tồn tại, bất cập, khó khăn cho quá trình thực hiện.

Điển hình như dự án Cát Linh – Hà Đông, từ tháng 12/2021 đến nay vẫn đang phải áp dụng đơn giá định mức tạm thời. Việc chuyển giao công nghệ mới chỉ dừng ở việc đào tạo, phục vụ vận hành tuyến. “Trường hợp phải thay thế linh kiện, đều phải phụ thuộc vào nước ngoài’, ông Thường cho biết.

“Chúng ta bỏ ra 67 tỷ USD để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao mà không bắt buộc chuyển giao công nghệ, không tự chủ được công nghệ thì sẽ tạo gánh nặng cho thế hệ mai sau”.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường

Lập đơn vị giám sát việc chuyển giao công nghệ

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, việc chuyển giao công nghệ không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao làm chủ khai thác vận hành mà phải bao gồm cả việc sản xuất, lắp đặt các trang thiết bị, đặc biệt là công nghệ cốt lõi như tàu điện, đường ray và hệ thống thông tin tín hiệu. “Phí chuyển giao công nghệ là một trong những khoản chi phí lớn, quan trọng cần được xác định trong dự án”, ông Thường nói.

Chung quan điểm, ông Cường cho rằng, nếu làm chủ được công nghệ thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ tạo ra những “lợi ích kép”, nhất là trong phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

“Khi đó chúng ta hoàn toàn tự chủ, tự tin để chủ động thực hiện các dự án đường sắt khác theo quy hoạch, có trị giá ước tính lên đến hàng trăm tỷ USD”, ông Cường nói và cho rằng không nên quá đắn đo với chuyện đắt, rẻ mà nên nhấn mạnh đến yêu cầu về chuyển giao công nghệ.

Minh chứng cho những lợi ích to lớn từ việc làm chủ công nghệ, đại biểu Hoàng Văn Cường nhắc lại bài học kinh nghiệm thi công “thần tốc” dự án đường dây 500 kV mạch 3. Nhờ tự chủ được công nghệ nên các nhà thầu trong nước đã thực hiện đúng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “3 ca, 4 kíp”, giúp dự án hoàn thành với thời gian ngắn kỷ lục.

Theo vị Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, thực hiện chuyển giao công nghệ giúp “rộng cửa” cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào dự án, từ khâu thi công xây dựng, đến sản xuất hệ thống ray, toa xe…

Để thực hiện hiệu quả việc chuyển giao công nghệ, ông Thường kiến nghị yêu cầu các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu phải liên danh với nhà thầu trong nước, phải hoàn tất đàm phán chuyển giao công nghệ với các công ty trong nước và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh trước khi đấu thầu.

Các công ty nước ngoài không thể ký hợp đồng chuyển giao trước khi đấu thầu sẽ bị loại. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đề nghị phải thành lập bộ phận kiểm tra giám sát đánh giá việc thực hiện chuyển giao công nghệ kèm theo tiêu chí đánh giá.

“Dứt khoát doanh nghiệp Việt phải làm chủ”!

Trước các vấn đề về chuyển giao công nghệ được đại biểu nêu ra, tại phiên thảo luận ở tổ về dự án này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, các dự án metro trước đây khi làm đều chưa có kinh nghiệm, chưa hình dung được triển khai ra sao, cộng thêm cơ chế vay vốn ODA phải ràng buộc về chọn đối tác cho vay nên rất bất lợi.

“Nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ”. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng

Do đó, với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, khi lựa chọn đối tác phải theo hướng tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ, không phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài.

“Nếu có vay cũng không quá 30% tổng mức đầu tư, chia theo năm khoảng 46.000 tỷ đồng (1,85 tỷ USD/năm). Dự án chủ yếu sẽ sử dụng nguồn vốn trong nước, nếu có vay vốn nước ngoài, phải rẻ hơn trong nước và cơ chế không ràng buộc, để khi thi công không bị phụ thuộc và ràng buộc vào công nghệ”, ông Thắng khẳng định.

Theo ông Thắng, trước đây có nhiều ý kiến phải yêu cầu đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ. Song Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng và một số doanh nghiệp tư nhân, chỉ định đây là các doanh nghiệp quốc gia nhận chuyển giao công nghệ và tham gia dự án. “Nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ”, ông Thắng khẳng định.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541 km; tốc độ thiết kế 350 km/h; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành tuyến vào năm 2035.





Nguồn: https://tienphong.vn/67-ty-usd-dau-tu-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-tu-chu-tranh-le-thuoc-post1691285.tpo

Cùng chủ đề

Vấn đề bình đẳng giới trong chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Bộ GTVT báo cáo Chính phủ về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035. ...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến Thành. ...

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ra Chỉ thị về các nhiệm vụ trọng tâm phát triển đường sắt đô thị

Kinhtedothi- Ngày 23/1, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn TP. Chỉ thị nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai các dự án đường sắt đô thị còn chậm, gặp nhiều thách thức và khó khăn. Nguồn lực đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay ODA, dẫn đến bị ràng buộc về...

Khẩn trương đề xuất cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù cho đường sắt đô thị

Chiều 20/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai Đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội, TPHCM. Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT cùng 2 thành...

Vingroup đề xuất tự chi tiền nghiên cứu metro nối trung tâm TPHCM với Cần Giờ

Tập đoàn Vingroup muốn tự bỏ chi phí để nghiên cứu tuyến metro nối trung tâm TPHCM với huyện Cần Giờ theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng. Tập đoàn Vingroup vừa có đề nghị UBND TPHCM cho phép doanh nghiệp này được chi kinh phí nghiên cứu, khảo sát đề xuất phương án đầu tư tuyến metro số 12 (quận 7 - Cần Giờ), kết hợp với xây cầu Cần Giờ. Theo tập đoàn này, hiện nay, trong phương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nam bộ mưa rào vài nơi, TPHCM tiếp tục se lạnh

TPO - Trong ngày 28 Tết, TPHCM nhiều mây, không mưa, nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C. TPO - Trong ngày 28 Tết, TPHCM nhiều mây, không mưa, nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C. Sáng 27/1 (28 Tết), người dân TPHCM đón ngày mới trong tiết trời se lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 23 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Theo Đài Khí...

Dịch vụ rửa xe hốt bạc ngày cận Tết, giá gấp 3-5 lần ngày thường

TPO - Những ngày cận Tết, nhiều người làm dịch vụ rửa xe ô tô và xe máy tại Hà Nội làm việc tất bật do lượng khách tăng cao. Trong khi ngày thường giá rửa xe ô tô chỉ khoảng 50.000 đồng, thì hiện tại giá dịch vụ này đã tăng lên từ 250.000 đến 300.000 đồng mỗi xe (gấp 3-5 lần so với giá bình thường). TPO - Những ngày cận Tết, nhiều người làm...

Đa số chọn Tiếng Anh

TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD&ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp...

Giảm giá ‘sập sàn’, tiểu thương phố thời trang vẫn ‘ngồi chơi xơi nước’ chờ khách

TPO - Nhiều tiểu thương ở phố thời trang quận 5 (TPHCM) buồn tênh ngồi chống cằm, lướt điện thoại hoặc "xuống đường" chào mời từng vị khách ghé vào xem hàng. Chỉ còn vài ngày nữa là nghỉ Tết nhưng nhiều quầy hàng vẫn vắng khách mua. 27/01/2025 | 11:12 ...

Thợ làng bánh đa xứ Nghệ nhộn nhịp luôn tay dịp Tết

TPO - Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, những cơ sở sản xuất bánh đa ở làng Tây Lân (xã Thịnh Trường, Nghi Lộc, Nghệ An) lại nhộn nhịp cảnh thợ luôn tay tráng bánh, nướng bánh hay đóng gói để kịp giao khách hàng ăn Tết. 27/01/2025 | 08:19 ...

Bài đọc nhiều

Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng”

Nhiều thể chế, chính sách sẽ được sửa đổi, qua đó tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Nhiều thể chế, chính sách sẽ được sửa đổi, qua đó tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Cần có thêm ưu đãi để tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ảnh: Đức Thanh Thêm ưu...

tăng lên mức cao nhất trong năm tuần

Nhôm giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,3% lên 2.669,50 USD/tấn sau khi đạt 2.675,5 USD, mức cao nhất kể từ ngày 25/11. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5% vào năm ngoái, phù hợp với mục tiêu của chính phủ, nhưng tăng trưởng không cân bằng, dẫn đầu là ngành công nghiệp và xuất khẩu. Triển vọng năm 2025 đối với Trung Quốc vẫn còn không chắc chắn với mức...

Gia Lâm (Hà Nội) sắp lên quận, “đón sóng” bất động sản ở đâu?

Hiện nay, Gia Lâm - một huyện phía Đông Hà Nội đã đạt 28/31 tiêu chí để lên quận, và sẽ sớm “về đích" trong 2023. Một số ý kiến cho rằng, việc Gia Lâm lên quận sẽ tạo ra "sóng" tăng giá mới tại khu vực này. Trên thực tế, báo cáo...

Ra mắt tổ hợp mua sắm, giải trí “đa vũ trụ”

Đây sẽ là quần thể "vũ trụ đa trải nghiệm" sôi động 24/7 và 365 ngày/năm đầu tiên tại miền Bắc, với mục tiêu đưa Ocean City trở thành điểm “phải đến” đẳng cấp quốc tế, góp phần tăng sức hút cho du lịch Thủ đô Mega Grand World dự kiến khai trương vào tháng 12/2023, có quy mô gần 18,7 ha, nằm giữa Vinhomes Ocean Park 2 và Vinhomes Ocean Park 3 thuộc “thành phố điểm đến” Ocean City....

Dự án tái định cư hơn 700 tỷ đồng biến thành nơi trồng rau, nuôi vịt

Dự án nhà tái định cư Trần Phú nằm tại cuối ngõ 587 Tam Trinh, phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2010 nhằm phục vụ giải phóng mặt bằng công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Toàn cảnh dự án căn hộ tái định cư Trần Phú, quận Hoàng Mai. Theo phê duyệt chủ trương đầu tư thời điểm năm 2010, dự án tái định cư này...

Cùng chuyên mục

Xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển logistic phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, doanh nghiệp cung ứng logistics trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhỏ lẻ, liên kết thiếu chặt chẽ và phân bố không đồng đều theo vùng và trong từng lĩnh vực. Xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển logistics phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệpBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, doanh nghiệp cung ứng logistics trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhỏ lẻ,...

TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quả

Công thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của TP.HCM là tiếp nhận và phân công cán bộ trong 1 ngày, phối hợp xử lý trong 3 ngày, tối đa là 7 ngày. TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quảCông thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của TP.HCM là tiếp nhận và phân công cán bộ trong 1 ngày, phối hợp xử lý trong 3 ngày, tối...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Nhìn lại năm Giáp Thìn của loạt đại gia bất động sản

(Dân trí) - Năm vừa qua, có đại gia tuổi Thìn thu về 2.600 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phần nhưng cũng có vị bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế. Chủ tịch Tập đoàn Kinh BắcBà Mai Trần Thanh Trang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH), sinh năm 1976, tuổi Bính Thìn. Năm 2024 là năm khởi...

Nghệ An yêu cầu xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

(Dân trí) - UBND tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian qua, một số thời điểm, khu vực, địa phương giá bất động sản, nhà ở có hiện tượng tăng cao bất thường, không phù hợp với giá trị thực. UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn số 690 về việc tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng...

Mới nhất

Giảm ngay phiên đầu tuần

Giá vàng chiều nay 27/01/2025: Giá vàng thế giới giảm ngay khi mở cửa phiên đầu tuần, còn 2.766 USD/ounce, kém hơn 4 USD/ounce so với tuần trước. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 27/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết...

TPHCM tiếp tục thông xe 2 công trình trọng điểm dịp Tết

Cầu Bà Hom quận Bình Tân và dự án nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp được thông xe dịp Tết Ất Tỵ 2025 giúp khơi thông cửa ngõ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Ngày 27/1 (nhằm 28 Tết), ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công...

Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi “cưa đổ” luôn bà chủ 40 tuổi

Câu chuyện tình yêu "đũa lệch" giữa chàng trai trẻ và nữ chủ nhà lớn hơn 20 tuổi đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ...

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Từ 2025, ô tô dán decal có còn được đăng kiểm?

Dán decal cho xe ô tô, đặc biệt là dán decal nóc đen được rất nhiều chủ xe ưa chuộng để làm đẹp cho “xế cưng”. ...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh