Trang chủNewsThế giới65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho...

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine


F-16 Fighting Falcon (Chim Cắt) do Mỹ sản xuất từ lâu đã đứng đầu danh sách các nền tảng phần cứng quân sự mà Ukraine muốn có để đối đầu tốt hơn với Nga.

Mặc dù Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy đã cam kết cung cấp tới 65 chiếc máy bay phản lực thế hệ thứ 4 này, những con “Chim Cắt” đầu tiên trong số đó sẽ không được giao cho đến ít nhất là cuối mùa hè này.

“Tất cả người dân Ukraine đang chờ đợi ngày những chiếc F-16 đầu tiên xuất hiện trên bầu trời của chúng tôi”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hồi tháng 2.

Câu hỏi được đặt ra trong giới hàng không là liệu số lượng chiến đấu cơ phương Tây có quá ít để có thể tác động đến diễn biến của cuộc chiến hay không?

Không phải “vũ khí thay đổi cuộc chơi”…

Hà Lan cùng với Đan Mạch và Na Uy đã cam kết cung cấp cho Ukraine những chiếc F-16 Fighting Falcon cũ hơn khi các quốc gia NATO hiện đại hóa phi đội của mình với những chiếc F-35 Lightning II hiện đại hơn.

“Tổng cộng, chúng tôi sẽ bàn giao 24 máy bay chiến đấu F-16. Chúng sẽ được bàn giao cho Ukraine ngay khi mọi thứ sẵn sàng. Thời điểm này phụ thuộc vào việc đào tạo phi công và kỹ thuật viên Ukraine, cũng như vào cơ sở hạ tầng”, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Ukrinform (Ukraine) được thực hiện tại The Hague hồi đầu tháng này.

Nhưng sự chậm trễ trong việc đưa F-16 đến Ukraine có thể hạn chế hiệu quả của chúng. Đầu tháng này, một sĩ quan quân đội cấp cao của Ukraine nói với Politico rằng “F-16 là cần thiết vào năm 2023, nhưng chúng sẽ không còn phù hợp cho năm 2024”.

Thế giới - 65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (phải) ngồi trên chiếc F-16 tại căn cứ không quân Skrydstrup ở Vojens, miền Bắc Đan Mạch, ngày 20/8/2023. Ảnh: Breaking Defense

Theo vị quan chức này, các tên lửa chống tăng do Anh và Mỹ cung cấp trong những tuần đầu của cuộc chiến tỏ ra có tính chất quyết định đối với các lực lượng của Kiev. Ngược lại, sự chậm trễ kéo dài trong việc chuyển giao một số loại vũ khí – chẳng hạn như xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của phương Tây mới đến tiền tuyến vào năm ngoái – đã khiến chúng trở nên kém quan trọng hơn trên chiến trường. Trường hợp tương tự đang xảy ra với F-16.

Ngoài ra, các chuyên gia gợi ý với Newsweek rằng số lượng máy bay chiến đấu mà Ukraine vận hành có thể sẽ quá nhỏ để tạo ra sự khác biệt chiến lược trên toàn bộ chiến tuyến dài tới gần 1.000 km, đặc biệt là khi Nga cũng đã tranh thủ được vô số thời gian để chuẩn bị, kể từ khi Mỹ công khai quyết định cho phép chuyển giao F-16 hồi tháng 8 năm ngoái cho tới nay.

Thế giới - 65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine (Hình 2).

Máy bay chiến đấu F-16 của Đan Mạch với tên lửa đậu tại Căn cứ Không quân Fighter Wing Skrydstrup gần Vojens, Đan Mạch, ngày 25/5/2023. Ảnh: Getty Images

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng đã tìm cách hạ thấp kỳ vọng về những gì “Chim Cắt” có thể mang lại. Ông cho biết, mặc dù F-16 có thể mở rộng khả năng của Quân đội Ukraine nhưng loại tiêm kích này có thể sẽ không đủ sức ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình ở khu vực chiến đấu.

“Một loại vũ khí đơn lẻ không thể thay đổi tình hình trên chiến trường”, ông Stoltenberg được tờ Ukrainska Pravda dẫn lời cho biết. “Đây không phải là viên đạn bạc có thể thay đổi cục diện cuộc chiến. Tuy nhiên, F-16 rất quan trọng. Chúng sẽ tăng cường khả năng của Ukraine trong việc đẩy lùi bước tiến của Nga hơn nữa”.

Ngoài ra, Ukraine sẽ cần được đào tạo nhiều hơn cũng như cần thêm đạn dược, phụ tùng thay thế và cơ sở hạ tầng khi tiếp nhận Fighting Falcon từ các đồng minh. Việc xây dựng đường băng và cơ sở vật chất được trang bị để vận hành những máy bay chiến đấu này cũng là một nỗ lực cần làm ngay và tốn kém.

Vì những lý do đó, F-16 không nên được coi là loại “vũ khí thay đổi cuộc chơi” trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

…Nhưng vẫn có những tác dụng nhất định

F-16 là máy bay phản lực thế hệ thứ 4 được sản xuất từ những năm 1970 và được hơn 20 lực lượng không quân trên toàn thế giới sử dụng. Xét về nhiều khía cạnh, những chú “Chim Cắt” là chiến đấu cơ thành công và phổ biến nhất đang hoạt động hiện nay.

Mặc dù không còn được sử dụng trong Không quân Mỹ, nó vẫn được gã khổng lồ hàng không vũ trụ và quốc phòng Lockheed Martin tiếp tục sản xuất để bán ra nước ngoài.

F-16 Fighting Falcon là một máy bay có khả năng nhưng nó cũng sẽ là “thỏi nam châm thu hút lực lượng phòng không Nga và máy bay Nga”, ông Frank Ledwidge, giảng viên cao cấp về Luật và Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học Portsmouth (Anh) và là cựu sĩ quan tình báo Quân đội Anh, cảnh báo.

Vì Moscow sở hữu một kho vũ khí tiên tiến bao gồm các hệ thống phòng không và tên lửa đất đối không, về cơ bản các máy bay chiến đấu F-16 được chuyển giao cho Ukraine sẽ trở thành đối tượng dễ bị tấn công.

Trong những cảnh báo mới nhất gửi đến NATO, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi cuối tháng 3 tuyên bố những chiếc máy bay chiến đấu F-16 mà phương Tây hứa sẽ gửi tới Ukraine sẽ không thay đổi được tình hình trên chiến trường.

“Và chúng tôi sẽ phá hủy máy bay giống như chúng tôi đã phá hủy xe tăng, xe bọc thép và các thiết bị khác ngày nay, bao gồm cả các hệ thống tên lửa phóng loạt”, ông Putin nói, nhấn mạnh rằng F-16 cất cánh ở bất kỳ nước thứ 3 nào đều sẽ trở thành “mục tiêu chính đáng của chúng tôi”.

Thế giới - 65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine (Hình 3).

Các giảng viên người Đan Mạch đào tạo tân binh người Ukraine ở khu vực East of England (Đông Anh), ngày 14/3/2024. Ảnh: The Telegraph

Khi những chiếc F-16 tiếp tục được xúc tiến triển khai tới Kiev, Quân đội Ukraine cũng đối mặt với tình trạng thiếu hụt các loại vũ khí và hệ thống quân sự thiết yếu khác. Sự thiếu hụt nổi bật nhất vào lúc này là đạn dược cho pháo binh phương Tây và vũ khí đã được chuyển đến Kiev trong hơn 2 năm qua.

Các quan chức Ukraine tuyên bố rằng việc cầm chân các lực lượng của Moscow ngày càng trở nên khó khăn hơn khi nguồn cung đạn pháo của Kiev ngày càng cạn kiệt. Nếu khả năng “thay đổi cuộc chơi” của Fighting Falcon không còn, thì có lẽ “Chim Cắt” vẫn sẽ được hoan nghênh ở Ukraine khi chúng có thể giúp tăng cường vận chuyển đạn dược.

Sự góp mặt của F-16 Fighting Falcon có thể giúp Kiev giữ vững chiến tuyến và có thể khiến cuộc chiến trên không ở Ukraine càng trở nên tốn kém hơn đối với Điện Kremlin khi các lực lượng Nga được cho là đã mất một số chiến đấu cơ Su-34 và Su-35. Fighting Falcon có thể không bảo vệ tuyệt đối bầu trời Ukraine, nhưng nó sẽ đảm bảo rằng Nga không bao giờ có thể cảm thấy mình có ưu thế trên không.

Minh Đức (Theo National Interest, Newsweek)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố Pokrovsk đang có nguy cơ cao rơi vào tay lực lượng Nga. ...

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Ukraine viện trợ nhân đạo cho Syria

“Hiện tại, chúng ta có thể hỗ trợ người Syria lúa mì, bột mì và dầu - những sản phẩm của Ukraine được sử dụng trên toàn thế giới để đảm bảo an ninh lương thực”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu tối 15/12 (giờ địa phương),Ông Zelensky cho biết thêm quy trình vận chuyển cần được thống nhất với đại diện từ Syria. "Chúng tôi chắc chắn sẽ hỗ trợ khu vực này để...

Ukraine ‘chấp nhận số phận’, Nga có chiến thắng?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa gửi thông điệp sẵn sàng từ bỏ điều kiện mà Kyiv từng xem là "không thương thuyết" để tiến đến đàm phán với Nga. ...

Tiết lộ bức thư Ukraine thúc giục NATO kết nạp thành viên

Nội dung bức thư Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha gửi tới người đứng đầu cơ quan ngoại giao của NATO phản ánh nỗ lực mới của Kiev nhằm đảm bảo lời mời gia nhập NATO sớm nhất có thể.Đây được xem là một phần của "kế hoạch chiến thắng" được Tổng thống Ukraine Zelensky vạch ra vào tháng trước để chấm dứt cuộc chiến giữa hai nước Nga và Ukraine hiện nay.Kiev đã nộp đơn xin gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Loài chuột ‘tăng dân số’ khi thời tiết ngày càng nóng

Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. ...

Tập trung thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân

Nhân dịp năm mới 2025 và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đã trả lời phỏng vấn Chương trình đặc biệt “Ngoại giao nước lớn” với chủ đề “Đến Việt Nam, tại sao ngày càng giống đi thăm họ hàng và hàng xóm?”.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 2.2 đã có phản ứng mạnh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp để đánh thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. ...

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở kênh đào Panama

Ngày 28.1, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kênh đào Panama, trong lúc Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một phần mục đích chuyến công du Trung Mỹ của Ngoại trưởng...

Cùng chuyên mục

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nổ lớn tại chung cư cao cấp Moscow, nghi án ám sát nhân vật cấp cao

Một vụ nổ lớn tại chung cư cao cấp ở thủ đô Moscow của Nga ngày 3.2 đã làm 1 người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Mới nhất

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội