Trang chủNewsThế giới6 lý do đặc biệt "dẫn lối" Tổng thống Nga Putin thăm...

6 lý do đặc biệt “dẫn lối” Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được đánh giá là rất quan trọng và có nhiều lý do đặc biệt để chuyến thăm diễn ra vào thời điểm này.

6 lý do đặc biệt 'dẫn lối' Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 16/5. (Nguồn: Sputnik/AFP)

Ngày 16/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới sân bay ở thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc.

Trong một bài phân tích, ông Andrei Kortunov, Chủ nhiệm Hội đồng học thuật của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế, đã chỉ ra 6 lý do đặc biệt để ông Putin thăm Trung Quốc vào thời điểm này.

Chuyến thăm đáp lễ

Tháng 3/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn Moscow là điểm đến nước ngoài đầu tiên sau khi tiếp tục được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.

Chuyến thăm này của ông Tập Cận Bình được người Nga đánh giá cao, ngay cả những người không chú ý đến các vấn đề quốc tế.

Ông Putin, người mới tái đắc cử Tổng thống Nga hồi tháng 3 vừa qua, đã đáp lại tình hữu nghị của người láng giềng, người bạn và đối tác lâu năm của mình bằng cách đến Trung Quốc trước các nước khác. Theo ý nghĩa tượng trưng, quyết định này nhấn mạnh tầm quan trọng của Bắc Kinh đối với Điện Kremlin.

Tái khẳng định quan hệ song phương

Chuyến thăm nhằm tạo cơ hội cho lãnh đạo hai nước tham vấn về thực trạng quan hệ song phương hiện nay, vốn đã có những thay đổi đáng kể kể từ cuộc gặp giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình nhân chuyến công tác Trung Quốc của nhà lãnh đạo Nga vào tháng 10/2023.

Năm 2023 rất thành công đối với hợp tác kinh tế Nga-Trung, với thương mại song phương đạt mức cao lịch sử là 240 tỷ USD. Tuy nhiên, phương Tây đang ngày càng gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh nhằm thay đổi xu hướng này.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi khu vực tư nhân Trung Quốc ngày càng lo ngại về một lệnh trừng phạt thứ hai của phương Tây đối với Nga có thể có tác động tiêu cực đến triển vọng kinh doanh của họ.

Thương mại song phương giảm nhẹ 2% trong tháng 3 sau khi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra gói hạn chế thứ 12 đối với Moscow, dẫn đến các vấn đề trong dòng chảy giao dịch giữa Trung Quốc và Nga. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 8,9 tỷ USD xuống còn 7,6 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc tiếp tục tăng, đạt 12 tỷ USD.

Chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 4 của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tái khẳng định rằng chính quyền ông Joe Biden sẽ tiếp tục làm mọi việc có thể để tác động tới tương tác kinh tế giữa hai nước.

Vì vậy, cả hai bên đều đang tập trung vào việc bảo đảm rằng nỗ lực của phương Tây sẽ không thành công và thương mại song phương sẽ đạt 280-290 tỷ USD vào cuối năm 2024 như kế hoạch. Rõ ràng, cuộc gặp thượng đỉnh sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ cho thương mại và đầu tư Nga-Trung.

Ứng phó với tình hình thế giới

Thế giới những tháng đầu năm 2024 đầy kịch tính với những sự kiện bi thương xảy ra trên khắp thế giới.

Xung đột Nga-Ukraine và xung đột Palestine-Israel vẫn chưa dừng lại, Houthi tiếp tục tấn công tàu ở Biển Đỏ, căng thẳng giữa các nước vùng Sahel và Sudan có thể nổ ra bất cứ lúc nào, chi tiêu quốc phòng toàn cầu và thương mại vũ khí toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2024.

Trả lời phỏng vấn ngày 15/5 Tân Hoa Xã trước thềm chuyến thăm, Tổng thống Putin cho biết ông ủng hộ kế hoạch của Trung Quốc nhằm giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng thời nhận định Bắc Kinh hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân đằng sau cuộc khủng hoảng này.

“Chúng tôi đánh giá tích cực về cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Ở Bắc Kinh, họ thực sự hiểu nguyên nhân sâu xa và ý nghĩa địa chính trị toàn cầu của cuộc xung đột”, ông Putin nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, năm 2024 mang đến một số cơ hội mà Nga và Trung Quốc không thể bỏ qua. Đây là năm để BRICS tiếp nối một cách hợp lý sự mở rộng gần đây của khối. Đáng chú ý, Nga sẽ làm chủ tịch và tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo vào mùa Thu.

Trong khi đó, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) có thể bắt đầu thay đổi bằng việc chấp nhận Belarus làm thành viên và khám phá những cơ hội mới cho hợp tác đa phương.

Rõ ràng, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga có nhiều vấn đề cần thảo luận để ứng phó với tình hình toàn cầu đầy biến động và phối hợp hành động trước những thay đổi nhanh chóng.

Sự cọ xát với phương Tây

Mối quan hệ không mấy dễ chịu với phương Tây chắc chắn sẽ là chủ đề thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo.

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra khi ông Tập Cận Bình vừa trở về sau chuyến thăm 3 nước châu Âu, và nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ chia sẻ những cảm nhận, kết quả chuyến công du của mình với Tổng thống Nga.

Hai nhà lãnh đạo dường như có quan điểm không hoàn toàn trái ngược nhưng có phần khác nhau về châu Âu. Trong khi ông Putin hoài nghi về bất kỳ “quyền tự chủ chiến lược” nào của các quốc gia châu Âu với Mỹ, thì ông Tập Cận Bình vẫn hy vọng rằng sự hợp tác của Bắc Kinh với các cường quốc châu Âu sẽ giúp ích cho họ, ngay cả khi mối quan hệ giữa Mỹ-Trung có xấu đi.

Một cuộc trao đổi thẳng thắn về các xu hướng chính trị ở châu Âu và Mỹ, bao gồm cả kết quả có thể xảy ra của cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới, sẽ là nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của thượng đỉnh Nga-Trung.

Trật tự thế giới mới

Hai nhà lãnh đạo cũng có khả năng thảo luận về các vấn đề tổng quát hơn, chẳng hạn như trật tự thế giới mới đang nổi lên, các ưu tiên của hệ thống Liên hợp quốc, sự ổn định chiến lược trong tương lai và các khía cạnh của quản trị toàn cầu và khu vực.

Nhiều khía cạnh cụ thể của trật tự thế giới mới vẫn còn rất mơ hồ, chẳng hạn như những gì sẽ xảy ra với cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân hiện tại, làm thế nào để phối hợp trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, làm thế nào để kiềm chế cuộc chạy đua vũ trang bất chấp hậu quả, làm thế nào để nâng cao hiệu quả của luật pháp quốc tế…

Tuy nhiên, một trong những thách thức chính đối với cả Moscow và Bắc Kinh là làm thế nào để tìm ra những lợi ích chung hữu hình trên toàn cầu trong một thế giới đầy biến động và khó lường khi không có cường quốc nào được công nhận để đi đầu.

Tầm nhìn của Nga và Trung Quốc về quá trình chuyển đổi trật tự quốc tế không giống nhau, nhưng rất gần gùi. Do đó, hai bên cần thảo luận về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các thành phần chính của trật tự thế giới mới nổi.

Tăng cường quan hệ con người

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nga. Đây không chỉ là cơ hội tốt để tổ chức một loạt các diễn đàn công cộng, sự kiện văn hóa, tọa đàm kinh doanh và thảo luận học thuật, mà còn thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa hai nước.

Đặc biệt, lãnh đạo hai nước có thể sẽ đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng hợp tác song phương trong giáo dục đại học, các dự án nghiên cứu khoa học và giao lưu xuyên biên giới.

Thực tế là, một cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, ngay cả khi đó là ông Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình, khó có thể đảo ngược tất cả các xu hướng tiêu cực trong phát triển toàn cầu.

Cuộc hội đàm này không phải là một phép lạ, cũng sẽ không thay thế công việc liên tục và tỉ mỉ của các quan chức, nhà ngoại giao, quân đội, truyền thông, cơ sở từ mọi tầng lớp xã hội. Mối quan hệ Nga-Trung ổn định và hiệu quả không thể thay thế cho các thỏa thuận đa phương bao trùm và hiệu quả.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, mối quan hệ cá nhân bền chặt giữa Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định chung của thế giới đầy bất ổn hiện nay.





Nguồn: https://baoquocte.vn/6-ly-do-dac-biet-dan-loi-tong-thong-nga-putin-tham-trung-quoc-271515.html

Cùng chủ đề

Ukraine bắt giữ một Đại tá

Ukraine bắt giữ một Đại tá; Ukraine tập kích nhà máy dầu Nga,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/1. Đại tá Ukraine bị bắt giữ Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin, danh tiếng của Lữ đoàn 155 đã trở nên rất xấu trong nước Ukraine khi các phóng viên...

Liệu ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga

(CLO) Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt mục tiêu chấm dứt xung đột ở Ukraine trong vòng 100 ngày, nhưng các điều kiện mà ông đưa ra cho Moscow vẫn chưa rõ ràng. ...

Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh Mỹ sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Mới nhất

Không khí xuân tràn ngập phố phường, người Hà Nội hối hả ‘chở Tết’ về nhà

TPO - Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết, những ngày này, trên đường phố Hà Nội thường xuyên bắt gặp hình ảnh người dân 'chở Tết' về nhà. 26/01/2025 | 07:05 ...

Thái Lan và Trung Quốc hợp tác chống mạng lưới lừa đảo qua điện thoại

(CLO) Thái Lan và Trung Quốc sẽ phối hợp thành lập trung tâm điều phối để đối phó với các mạng lưới lừa đảo qua điện thoại đang phát triển nhanh...

Lộ diện iPhone 17 Air

Bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội X mới đây bởi "chuyên gia tin đồn" Majin Bu cho thấy mặt lưng của điện thoại với logo Apple quen thuộc và cụm camera nằm ngang. Đáng chú ý, cụm camera chỉ có một lỗ cho ống kính, lỗ còn lại nhỏ hơn dành cho đèn flash. Theo nguồn...

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. ...

Người mắc bệnh tim mạch cần chú ý gì dịp Tết?

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Người mắc bệnh tim mạch cần duy trì ăn uống, chế độ thuốc trong dịp Tết như thế nào để...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air