Trang chủNewsThời sự5 "cơ chế đặc biệt" để gỡ vướng cho khoa học, công...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù.

Thủ tướng: 5
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số – Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trước đó, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết này.

Theo tờ trình của Chính phủ, Nghị quyết được xây dựng và ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, sẽ có một số cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi vượt trội.

Thảo luận tại tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

Thủ tướng: 5
Thủ tướng nêu rõ, cần “cơ chế đặc biệt” cho quản lý, quản trị hoạt động khoa học công nghệ – Ảnh VGP/Nhật Bắc

Để tháo gỡ vướng mắc về thể chế liên quan, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung sửa một loạt các luật như: Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học và công nghệ…; một số luật có thể trình tại Kỳ họp Quốc hội trong tháng 5 này.

Tuy nhiên, để Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống ngay, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dự thảo Nghị quyết tập trung tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc đang rất cần thiết để thực hiện Nghị quyết 57 nên cũng chưa bao trùm, toàn diện hết các vấn đề; do đó sau khi ban hành Nghị quyết này cần tiếp tục sửa các luật khác.

Cho rằng phải có các chính sách cụ thể hơn thì mới thực hiện được Nghị quyết 57, mới thực sự là đổi mới, Thủ tướng nhấn mạnh cần nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách đặc biệt chứ không chỉ là đặc thù, đặc thù thì ở một cấp khác. Sự đặc biệt này thể hiện ở một số điểm.

Trước hết, Thủ tướng nhắc tới “cơ chế đặc biệt” trong phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bởi hạ tầng của chúng ta đang còn rất yếu. Trong khi nguồn lực cần rất lớn, vì vậy ngoài nguồn lực Nhà nước, phải có cơ chế để huy động nguồn lực hợp tác công tư, từ doanh nghiệp, từ xã hội và người dân.

Thủ tướng: 5
Thủ tướng nhấn mạnh cần thiết kế “công cụ đặc biệt” để quản lý, phát huy hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch, không xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí… – Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, cần “cơ chế đặc biệt” cho quản lý, quản trị hoạt động khoa học công nghệ, trong đó có các hình thức: lãnh đạo công và quản trị tư; đầu tư công và quản lý tư; đầu tư tư nhưng sử dụng công.

“Ví dụ trong đầu tư công và quản lý tư, có thể đầu tư cho một hạ tầng khoa học công nghệ của Nhà nước nhưng giao cho tư nhân quản lý. Cơ chế đặc biệt là như thế. Hay lãnh đạo công tức là chúng ta thiết kế chính sách, pháp luật, công cụ giám sát, kiểm tra, còn lại quản trị thì giao cho doanh nghiệp”, Thủ tướng phát biểu.

Thứ ba, Thủ tướng cũng cho rằng cần “cơ chế đặc biệt” cho các nhà khoa học có thể thương mại hóa các công trình khoa học; “cơ chế đặc biệt” trong thủ tục, phân cấp, phân quyền cho tỉnh, thành phố, bộ, ngành; xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm thủ tục hành chính…, quản lý, đánh giá trên cơ sở hiệu quả tổng thể.

Thứ tư, đề cập đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro đối với người soạn thảo, xây dựng chính sách nhưng chưa có cơ chế miễn trừ cho người thực hiện, Thủ tướng đánh giá đây là vấn đề khó, vì tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nếu không có cơ chế bảo vệ người thực hiện thì sẽ dẫn đến tình trạng sợ trách nhiệm, “chuyển chỗ này, chỗ khác”, “không muốn làm vì không được bảo vệ”. Do đó, cần thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho cả người tổ chức thực hiện và người thiết kế chính sách.

Thứ năm, Thủ tướng cũng nhắc đến “cơ chế đặc biệt” trong thu hút nguồn nhân lực, không chỉ để thu hút người làm ngoài khu vực Nhà nước vào khu vực Nhà nước, mà còn phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ, thu hút nhân lực nước ngoài vào Việt Nam để góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Các chính sách sẽ gồm thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, chỗ ở, visa và hợp đồng lao động…

Từ các “cơ chế đặc biệt” nêu trên, Thủ tướng cho rằng cần thiết kế “công cụ đặc biệt” để quản lý, phát huy hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch, không xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Thủ tướng chia sẻ trong quá trình nghiên cứu khoa học, những đột phá có thể thành công, nhưng cũng có những thất bại, do đó cần chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học. Thủ tướng cho rằng, có thể xem những thất bại hay độ trễ đó như là “học phí” phải trả để có thêm kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ, tuy nhiên, cũng phải loại trừ động cơ cá nhân, không vụ lợi mà phải vô tư, trong sáng, vì lợi ích chung của đất nước.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-5-co-che-dac-biet-de-go-vuong-cho-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao-386661.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

(NLĐO)- Thủ tướng đề nghị các các thành viên Chính phủ luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, xây dựng Chính phủ liêm chính ...

Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường chiều 18/2 đã trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026, sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm. Chiều 18/2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.Tại buổi lễ, ông Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm...

Thủ tướng giao nhiệm vụ các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, giao nhiệm vụ cho một số thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa, chúc mừng các tân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng vừa được bổ nhiệm. ...

Thủ tướng được quyết định biện pháp cấp bách khác quy định của luật khi thật cần thiết

Theo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) vừa được thông qua, trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh... Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,...

Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế

(TN&MT) - Sáng ngày 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu đặt ra là đạt mức tăng trưởng GDP 8% trở lên. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy có 463/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu...

Kiện toàn tổ chức bộ máy Công an địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác, chất lượng phục...

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, tổ chức bộ máy ngành Công an khi không tổ chức Công an cấp huyện sẽ tạo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho nhân dân, tạo thuận lợi tối đa cho phát triển đất nước, đảm bảo vững chắc an ninh, trật tự, củng cố môi trường an toàn, lành mạnh, góp phần tạo ra những đột phá mới của đất nước...

Nông nghiệp và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XV tỉnh Yên Bái, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2021...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư Quảng Tây, Trung Quốc

Chiều 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. ...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

6 tháng vận hành, Metro Nhổn – ga Hà Nội phục vụ gần 3,4 triệu khách

Sau 6 tháng vận hành thương mại, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy đã vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách. Theo số liệu thống kê từ Công ty TNHH MTV Công ty đường sắt Hà Nội, sau 6 tháng vào vận hành khai thác thương mại, đã có gần 3,4 triệu hành khách di chuyển trên tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy....

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa rét

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025, miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, mưa phùn kéo dài do ảnh hưởng của không khí lạnh. Hà Nội cũng không ngoại lệ khi thời tiết mưa rét, nhiệt độ dao động 15-17 độ C. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng hầu hết khu vực phía Đông Bắc Bộ. Đêm 16/2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến một số...

Ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở nhà ga Ấn Độ

(CLO) Ít nhất 15 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong một vụ giẫm đạp tại nhà ga chính ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào tối thứ Bảy. ...

Cùng chuyên mục

Động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được thông qua ngày 19/2/2025. Nghị quyết có sự đồng thuận rất cao Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng dự án điện hạt nhân được thông qua với số phiếu tán thành gần như tuyệt đối với 459/460 đại biểu tán thành đã cho thấy chủ...

Kỳ họp đã thông qua nhiều quyết sách tạo đột phá trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 19/2, tại Trung tâm báo chí, Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì Họp báo về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Xem xét nhiều vấn đề cấp bách về tinh gọn tổ chức bộ máy Thông tin về kết quả Kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn...

Lời khai ban đầu của người phụ nữ trông giữ

(NLĐO)- Trước khi bé gái 5 tuổi tử vong, người trông trẻ khai thấy nạn nhân nằm úp mặt vào gối, phía trên có con gấu bông chèn lên người và đầu ...

Điều tra 3 hành vi vụ tung tin 2 thiếu nữ bị bắt cóc ở Cà Mau

Công an huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) mời làm việc nhiều người liên quan để làm rõ 3 dấu hiệu vi phạm trong vụ đập kính ô tô, tung tin bắt cóc 2 em gái trên địa bàn. Ngày 19/2, liên quan đến vụ tung tin bắt cóc xảy ra trên địa bàn, Công an huyện Cái Nước cho biết đang tập trung điều tra 3 hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản”, “Đăng tải thông tin...

Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. - Thưa ông, câu chuyện về việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm với các cá nhân tại...

Mới nhất

Tổng giám đốc Chứng khoán Đại Việt đột ngột xin từ nhiệm

Hiện Ban điều hành của Chứng khoán Đại Việt chỉ có duy nhất 1 thành viên là Tổng giám đốc. Hiện Ban điều hành của Chứng khoán Đại Việt chỉ có duy nhất 1 thành viên là Tổng giám đốc. CTCP Chứng khoán Đại Việt...

Một cặp vợ chồng Đắk Lắk thử nghiệm 2 loại cây ở 9ha đất sỏi, ai ngờ trái ra quá trời, thu tiền tỷ

Với sự cần cù, chịu khó và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gần 10 năm qua, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bảy và chị Lê Thị...

Kỳ họp đã thông qua nhiều quyết sách tạo đột phá trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 19/2, tại Trung tâm báo chí, Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì Họp báo về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Xem xét nhiều vấn đề cấp bách về tinh gọn...

Công nhân cần nhiều hỗ trợ để bám trụ

Hơn 300 đảng viên công nhân, cán bộ công đoàn tiêu biểu tại TP.HCM đã nêu nhiều ý kiến rất thiết thân về việc làm, đời sống người lao động tại chương trình Lãnh đạo TP gặp gỡ đảng viên công nhân, cán bộ công đoàn tiêu...

TP.HCM tăng tỉ lệ học sinh vào học lớp 10 công lập

Năm học 2025-2026, TP.HCM sẽ tăng tỉ lệ học sinh vào học lớp 10 công lập. Trong đó các trường THPT công lập sẽ tuyển từ 70% học sinh tốt nghiệp THCS trở lên. ...

Mới nhất