Trang chủNewsThời sự30 năm Việt Nam giành quyền điều hành Vùng thông báo bay...

30 năm Việt Nam giành quyền điều hành Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh


30 năm điều hành FIR Hồ Chí Minh an toàn, hiệu quả

Phát biểu tại toạ đàm, ông Lê Hoàng Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Quản lý bay VN cho biết: Lúc 00h00 (giờ quốc tế) ngày 8/12/1994, Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam) đã thực hiện trách nhiệm điều hành hoạt động bay trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh.

30 năm Việt Nam giành quyền điều hành Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh- Ảnh 1.

Ông Lê Hoàng Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Quản lý bay VN phát biểu tại tọa đàm.

Đây được đánh giá là kết quả đấu tranh ngoại giao bền bỉ và khôn khéo của Việt Nam trên bàn hội nghị dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, cũng như sự đầu tư đúng đắn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người của ngành hàng không Việt Nam nói chung và VATM nói riêng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Theo ông Minh, việc giành lại quyền điều hành phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn về chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, đã trực tiếp tạo tiếng nói quan trọng trong các vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.

Đồng thời, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế về hoạt động hàng không dân dụng nói chung, công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nói riêng, cũng như tạo sự chủ động cho các hoạt động bay quân sự của ta và gián tiếp hỗ trợ công tác bảo vệ vùng trời Tổ quốc.

“30 năm qua, quyền điều hành phần phía Nam vùng thông báo bay Hồ Chí Minh được Việt Nam tiếp nhận và quản lý an toàn, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự, an ninh hàng không và thúc đẩy giao thương quốc tế”, lãnh đạo VATM nhận định.

Vùng thông báo bay (FIR) là vùng trời có kích thước xác định mà ICAO giao cho các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm trước Cộng đồng Hàng không dân dụng quốc tế để cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. 

Ranh giới FIR được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia liên quan, các tổ chức hàng không quốc tế (ICAO, IATA) tại các Hội nghị không vận khu vực (RAN) và do Hội đồng ICAO phê chuẩn.

FIR Hồ Chí Minh, trước năm 1975 gọi là FIR Sài Gòn, được thiết lập tại Hội nghị không vận Trung Đông – Đông Nam tại Rome năm 1959, gồm cả vùng trời chủ quyền thuộc chủ quyền quốc gia và vùng trời trên công hải quốc tế ở Biển Đông. 

Đến năm 1973, tại Hội nghị không vận khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất (RAN-1) họp tại Honolulu, FIR Sài Gòn có điều chỉnh nhỏ mở rộng xuống phía Nam và duy trì cho đến ngày 28/4/1975 với diện tích khoảng 918.000km2.

Tháng 4/1975, lo ngại trước sự bế tắc giao lưu hàng không trong khu vực khi miền Nam Việt Nam được giải phóng, ICAO đã vạch ra kế hoạch không vận lâm thời, gồm thiết lập các đường bay không lưu giải trợ trên biển Đông và phân chia FIR Sài Gòn 4 (phần vùng trời trên công hải trên biển Đông) thành ba vùng trách nhiệm tạm thời, giao cho 3 Trung tâm Kiểm soát đường dài Bangkok (Thái Lan), Singapore và Hong Kong (lúc đó thuộc sự quản lý của Vương quốc Anh) điều hành. Phần còn lại của FIR Sài Gòn do Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh đảm nhiệm.

Sau giải phóng miền Nam, năm 1977, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương đấu tranh giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn FIR Sài Gòn cũ và đặt tên Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh).

Việt Nam chính thức giành quyền điều hành phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh tại Hội nghị Không vận châu Á – Thái Bình Dương lần thứ Ba (RAN- 3) tổ chức vào năm 1993 tại Bangkok (Thái Lan).

Gian nan giành quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh

Tại toạ đàm, nhớ lại quá trình đấu tranh giành lại quyền điều hành phần phía Nam của FIR Hồ Chí Minh, ông Phạm Việt Dũng, Vụ trưởng – Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể Bộ GTVT kể gần 1 tháng diễn ra hội nghị RAN-3, các diễn biến trên bàn hội nghị luôn thay đổi theo nhiều hướng.

30 năm Việt Nam giành quyền điều hành Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh- Ảnh 2.

Các diễn giả là những cựu cán bộ từng tham gia hội nghị RAN-3 để đàm phán, giành lại quyền điều hành phần phía Nam của FIR Hồ Chí Minh chia sẻ về những khó khăn, thách thức từng đối mặt.

Theo ông Dũng, để giành lại quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh, Việt Nam đã phải chuẩn bị suốt nhiều năm trước khi tham gia hội nghị RAN-3. Tuy nhiên thời kỳ đó (khoảng năm 1993), Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì đang trong thời kỳ cấm vận của Mỹ. Tuy đã là thành viên của ICAO nhưng lúc đó, sự hiện diện của ngành hàng không Việt Nam trên trường hàng không quốc tế còn yếu.

“Các mối quan hệ về hàng không của Việt Nam cũng chưa rộng nên chưa thể đánh giá được hết sự ủng hộ của ngành hàng không các nước với chúng ta. Tiềm lực hàng không của ta cũng yếu để có thể “chiến đấu” với các đề nghị khác tại hội nghị. Đó là những khó khăn phải lường trước để ta chủ động, không bị bất ngờ trước những diễn biến phức tạp tại RAN-3″, ông Dũng nhớ lại.

Do đó, công tác vận động hành lang của Việt Nam với các quốc gia khác trước và trong hội nghị phải liên tục để tranh thủ các lợi thế của Việt Nam.

Khẳng định việc giành quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh là sự nỗ lực của Chính phủ, ông Nguyễn Quý Bính, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) cho biết trong bối cảnh các nước như Thái Lan, Singapore, Hong Kong có lợi thế hơn nhiều so với Việt Nam nên trước khi hội nghị diễn ra, dưới sự hỗ trợ của ICAO, đoàn Việt Nam đã đàm phán với các nước như: Mỹ, Pháp, Canada, Anh để huy động các nước ủng hộ Việt Nam tại RAN-3.

“Việc giành quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh không chỉ liên quan tới nguồn thu của ngành quản lý bay, còn là vấn đề về kỹ thuật, chính trị, an ninh hàng không”, ông Bính nói.

Phân tích rõ hơn về điều này, từng là thành viên tham dự hội nghị RAN-3, Trung tá Lê Ngọc Sơn (Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam) cho biết để Việt Nam giành quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh, Việt Nam phải đảm bảo các yếu tố về an toàn hàng không, tìm kiếm cứu nạn… 

30 năm Việt Nam giành quyền điều hành Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh- Ảnh 3.

Các thành viên đoàn Việt Nam tại Hội nghị RAN-3 (Ảnh: TL).

30 năm Việt Nam giành quyền điều hành Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh- Ảnh 4.

Vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội ngày nay.

Thời điểm đó, các công tác liên quan tới tìm kiếm cứu nạn của ngành hàng không phải dựa vào Bộ Quốc phòng. Do đó, sự phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và ngành hàng không vô cùng quan trọng để cuộc đàm phán tại RAN – 3 đạt hiệu quả.

Sau khi giành được quyền điều hành hoạt động bay trong FIR Hồ Chí Minh, để tiếp nhận quyền điều hành của ngành quản lý bay cũng có nhiều phức tạp.

Nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Trần Xuân Mùi nhấn mạnh, đây là cuộc đấu tranh về đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, khoa học để Việt Nam có thể thắng các quốc gia như Thái Lan, Hong Kong, Singapore. Lúc đó, Chính phủ đã đặc cách cho ngành hàng không thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị mà không phải đấu thầu.

May mắn thời điểm này, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục và phát triển kinh tế. Sự nỗ lực, phấn đấu thi đua của toàn bộ các cấp, ngành, trong đó có hàng không đã giúp công tác điều hành FIR Hồ Chí Minh dần hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả tích cực cho tới ngày nay.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/30-nam-viet-nam-gianh-quyen-dieu-hanh-vung-thong-bao-bay-ho-chi-minh-192240830163554978.htm

Cùng chủ đề

Một ngày khai trương 2 đường bay đến Trung Quốc

(NLĐO)- Sáng 30-3, sân bay quốc tế Nội Bài chào đón đường bay mới Hà Nội - Phúc Châu do Hãng hàng không Xiamen Airlines khai thác. ...

Phê duyệt điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ngày 29-3 vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. ...

Embraer thúc đẩy các hợp đồng mua bán với các hãng hàng không Việt Nam

(NLĐO)- Chủ tịch Embraer thông báo với Thủ tướng về các hoạt động, trao đổi với các đối tác Việt Nam trong chuyến thăm. ...

Nhiều chuyến bay từ Việt Nam tới Thái Lan bị ảnh hưởng bởi động đất

Nhiều chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam tới hai sân bay của Thái Lan là Đôn Mường và Suvarnabhumi đã bị ảnh hưởng do trận động đất tại Myanmar và Thái Lan ngày 28/2. ...

ACV tìm nhà cung cấp thiết bị và vận hành sân bay Long Thành

Tại Hội nghị IASEA 2025, ACV cam kết đẩy nhanh dự án Cảng HKQT Long Thành, tìm kiếm đối tác chiến lược và ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển hệ thống sân bay bền vững. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Chiến lược Phát triển Con người

Tại VNG, hành trình phát triển của đội ngũ luôn song hành với quá trình chuyển mình của doanh nghiệp. Bởi lẽ, câu chuyện của một công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, chính là câu chuyện của những con người – nơi tài năng là động lực chính tạo nên đổi mới. Chúng tôi hướng...

Tin tức doanh nghiệp-VNG và Trách nhiệm xã hội

“Phát triển công nghệ và Con người, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”Tại VNG, chúng tôi tin rằng công nghệ nên là lực đẩy tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và trao quyền cho cộng đồng. Là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, VNG không dừng lại ở việc không ngừng đổi mới...

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Mới nhất