Trang chủNewsThời sự2024: Năm quyết định thời cơ

2024: Năm quyết định thời cơ

Năm 2023 vừa đi qua với đầy khó khăn trên thế giới nói chung và Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy đó. Với Việt Nam, năm mới 2024 được xem là năm có nhiều chờ đợi, là cột mốc để thay đổi, quyết định tình hình cho các năm tiếp theo.
Nhóm bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm tại cánh đồng hoa hướng dương bờ sông Sài Gòn, TP Thủ Đức, TP.HCM vào sáng 31-12-2013 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhóm bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm tại cánh đồng hoa hướng dương bờ sông Sài Gòn, TP Thủ Đức, TP.HCM vào sáng 31-12-2013 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đầu năm mới 2024, Tuổi Trẻ xin gửi đến quý bạn đọc những chia sẻ từ nhiều giới, nhiều ngành khác nhau cùng nhìn về năm 2024 với những chờ đợi chuyển mình.

* Đại biểu Quốc hội TRẦN ANH TUẤN (trưởng ban Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM):

Dự báo khởi sắc từ quý 2

2024: Năm quyết định thời cơ- Ảnh 2.

Chúng ta đã trải qua một năm kinh tế khó khăn và nhiều thách thức. Trong đó ở các nước, lạm phát đã có xu hướng giảm, tiêu dùng có tín hiệu tăng trở lại, tỉ lệ thất nghiệp đang giảm và lãi suất có khả năng không còn duy trì tăng cao để ứng phó với các diễn biến tiêu cực khác…

Tất cả các diễn tiến này giúp luồng tiền của các nước phát triển quay trở lại và Việt Nam nằm trong số các nước đón nhận được các nguồn vốn này.

Những tín hiệu tích cực này được dự báo sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam và TP.HCM. Trong đó, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ, có giá trị gia tăng cao như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… sẽ có nhiều ưu thế hơn để phát triển.

Tôi kỳ vọng điều này bởi trong năm qua, dù trước tác động của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước khó khăn nhưng chúng ta đã có sự chuẩn bị và đầu tư rất lớn các nguồn lực để đón nhận cơ hội mới. Trong đó về đổi mới sáng tạo, chúng ta đã có hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển, các ưu đãi về tín dụng, trọng tâm vào các ngành chế biến chế tạo, công nghệ kỹ thuật, khoa học công nghệ, chuyển đổi số…

Năm 2023, Việt Nam thu hút được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó chúng ta thu hút trọng điểm và các lĩnh vực khuyến khích như công nghệ. Điều này sẽ tạo nên những kỳ vọng về sức bật mới cho dòng vốn đầu tư chất lượng cao, tạo tính lan tỏa.

Chúng ta cũng đã đi phát triển thị trường, khai mở nhiều thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Đông, châu Mỹ… Đặc biệt, chúng ta đã thiết lập và nâng cấp được mối quan hệ ngoại giao với nhiều đối tác lớn. Những hợp tác này không chỉ dừng lại ở cấp nhà nước, cấp chính phủ mà còn là hợp tác với địa phương.

Từ đó, tôi cho rằng tất cả những nỗ lực trên sẽ tạo nền tảng và động lực cho chúng ta cất cánh trong năm 2024, đặc biệt là từ quý 2. Những nỗ lực cải cách, đầu tư hạ tầng cũng như định hướng phát triển như vậy sẽ giúp Việt Nam tận dụng được cơ hội để phát triển mạnh mẽ các ngành có hàm lượng gia tăng cao hơn.

Vấn đề quan trọng là chúng ta thực thi chính sách ra sao, tạo tính kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp thế nào để tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh và nguồn lực cho phát triển trong giai đoạn phục hồi sắp tới. Tôi mong Nhà nước, Chính phủ và địa phương sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng mọi cơ hội đang có để kinh tế Việt Nam bứt tốc trở lại.

* Đại biểu Quốc hội NGUYỄN NGỌC SƠN:

Tin tưởng 2024 đất nước sẽ tăng trưởng cao

2024: Năm quyết định thời cơ- Ảnh 3.

Khi thảo luận về kinh tế – xã hội tại kỳ họp thứ 6 (khóa XV) vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6 – 6,5% trong năm 2024 trong khi tình hình trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn. Tôi cho rằng với sự nỗ lực của Chính phủ và sự đồng hành của Quốc hội, mục tiêu này có thể đạt được.

Lý do: Chúng ta đang tập trung tối đa vào ba trụ cột đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Với sự quyết tâm của Chính phủ trong việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm về giao thông, tôi tin rằng khi giao thông đã thông thương, các hoạt động khác sẽ đạt được kỳ vọng, đặc biệt là xuất khẩu trong thời gian qua có dấu hiệu tích cực.

Chúng ta kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giữ tốt đà đang đi lên của nền kinh tế trong năm 2023, đặc biệt không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 – 6,5% trong năm 2024 mà còn tạo ra môi trường phát triển kinh tế – xã hội toàn diện.

Bên cạnh đó, năm 2024 là tiền đề để chuyển đổi luồng đầu tư, đã có sự dịch chuyển về cơ hội đầu tư không chỉ theo hướng sản xuất và gia công, mà đầu tư các ngành công nghệ cao tạo ra giá trị gia tăng cao cho đất nước. Chúng ta cũng kỳ vọng sẽ kêu gọi được các tập đoàn lớn của thế giới đến với Việt Nam.

Vì vậy nếu năm 2024 tận dụng tốt được cơ hội đó, có thể Việt Nam sẽ tạo ra làn sóng kêu gọi đầu tư và tạo ra niềm tin đầu tư, thúc đẩy nhà sản xuất, hoạt động dịch vụ, thúc đẩy tiêu dùng…

Hàng ngàn người dân đổ về trung tâm TP.HCM để xem pháo hoa,  đón giao thừa vào tối 31-12-2023 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Hàng ngàn người dân đổ về trung tâm TP.HCM để xem pháo hoa, đón giao thừa vào tối 31-12-2023 – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

* LÊ THANH HẢI (23 tuổi – thủ khoa song ngành, thủ khoa toàn trường Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM):

Mong liên kết giữa đại học trong và ngoài nước

2024: Năm quyết định thời cơ- Ảnh 5.

Là sinh viên vừa tốt nghiệp, tôi phần nào cảm nhận được chất lượng đào tạo ở các trường đại học Việt Nam trong những năm qua đã có rất nhiều bước tiến nếu so với khoảng 5 – 10 năm trước. Chương trình đào tạo liên tục được cập nhật và chuẩn hóa. Đặc biệt, liên kết quốc tế giữa các trường đại học trong và ngoài nước ngày càng đa dạng, hợp tác về chương trình, nghiên cứu và hoạt động giao lưu.

Tôi nghĩ đó có thể xem là một trong nhiều động lực phát triển khi các trường đại học có thể học hỏi và tận dụng được những nguồn lực từ các trường ở nhiều nước.

Trong năm 2024 và thời gian tới, tôi kỳ vọng những liên kết giữa các trường đại học trong và ngoài nước sẽ ngày càng được gia tăng. Sinh viên cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Các bạn sẽ có thêm những chuyến giao lưu quốc tế và học kỳ trao đổi, được tham gia những hoạt động học thuật, nghiên cứu với sinh viên khắp nơi. Tôi nghĩ tới một ngày các kết nối quốc tế đủ về cả số lượng lẫn chất lượng, một sinh viên dù đang học ở đại học Việt Nam nhưng sẽ có những trải nghiệm không khác gì đang du học.

TS NGUYỄN ĐÌNH HẬU (giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội):

Giáo dục đại học cần sự bứt phá

2024: Năm quyết định thời cơ- Ảnh 6.

Tất cả chúng ta đều kỳ vọng năm 2024 Việt Nam sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, bởi nhìn lại trong bối cảnh kinh tế – xã hội thế giới còn nhiều khó khăn nhưng thực tế năm 2023 chúng ta vẫn đạt được những kết quả bước đầu, mặc dù chưa thật sự hài lòng.

Với riêng lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục đại học trong năm 2024, tôi thấy rằng điều cần nhất chính là phải có một sự bứt phá để phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo, đưa ra xã hội những sinh viên đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp. Trong đó rất cần việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật đầy đủ, đồng bộ để thực hiện tự chủ đại học một cách đầy đủ, có chiều sâu. Đồng thời có cơ chế để các nhà khoa học có được sự tự chủ rất cao để sáng tạo, thể hiện trách nhiệm của mình trong nghiên cứu. Kèm theo đó, cần có nguồn đầu tư đủ lớn của ngân sách để hỗ trợ các nhà khoa học trong nghiên cứu các công trình, đề tài. Ngoài ra đảm bảo chính sách tiền lương, thu nhập, đãi ngộ tương xứng với các nhà giáo là điều rất cần thiết.

Một nội dung khác cũng cần chú trọng trong năm 2024 là tăng cường việc xếp hạng đại học ở Việt Nam và các trường cần tham gia sâu hơn vào xếp hạng đại học toàn cầu. Bởi việc này sẽ tạo ra sự cạnh tranh dẫn đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu tốt hơn.

Trang 1 nhật báo Tuổi Trẻ số đặc biệt mừng năm mới 2024 với chủ đề "Năm 2024: AI sẽ thay đổi chúng ta", với những đánh giá và dự báo về sự đột phá, bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng lởn đến đời sống mỗi người trên thế giới trong năm mới

Trang 1 nhật báo Tuổi Trẻ số đặc biệt mừng năm mới 2024 với chủ đề “Năm 2024: AI sẽ thay đổi chúng ta”, với những đánh giá và dự báo về sự đột phá, bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng lởn đến đời sống mỗi người trên thế giới trong năm mới

PGS.TS LÊ THANH LONG (giảng viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM –

Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2023):

Tận dụng tối đa những cơ hội mà thời đại mới mang lại

2024: Năm quyết định thời cơ- Ảnh 8.

Trong hai năm vừa qua, không thể kể hết những hỗn loạn trên thế giới và tất nhiên Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam đã cố gắng vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2024 và khẳng định vững vàng vị thế của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế.

Chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực không ngừng để vượt qua những thách thức và tận dụng tối đa những cơ hội mà thời đại mới mang lại. Trong lĩnh vực cơ khí, Việt Nam có thể tập trung vào việc phát triển công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện nền kinh tế, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Tôi cũng hy vọng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, học hỏi từ các quốc gia tiên tiến và áp dụng những bài học đó vào thực tiễn của mình.

Tôi mong các bạn trẻ Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo và kiên trì, nỗ lực để vượt qua mọi thách thức, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thạc sĩ NGUYỄN THÀNH ĐẠT (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM):

Hiền tài sẽ quyết định vận mệnh dân tộc

2024: Năm quyết định thời cơ- Ảnh 9.

Năm 2023, thế giới tiếp tục đối diện với những khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Trong khi đó, cùng với thể chế chính trị ổn định, năm 2024 Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục trở thành quốc gia lý tưởng thu hút đa dạng nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

“Ngoại giao cây tre” đã khẳng định Việt Nam nhất quán với đường lối độc lập tự cường, một quốc gia yêu chuộng hòa bình và là điểm đến an toàn cho du khách. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5%, trong khi Tổ chức Fitch Ratings dự báo 6,3% trong năm 2024.

Tuy nhiên để Việt Nam có thể phát triển lâu bền, tôi mong rằng giáo dục cần được chú trọng, quan tâm, đầu tư và cải tiến hơn nữa trong năm 2024. Câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung cách đây hơn 500 năm như một lời khẳng định rằng chính trí tuệ của người dân Việt sẽ quyết định vận mệnh của dân tộc Việt.

CHI PU:

Học hỏi để làm giàu hơn cho văn hóa Việt Nam

2024: Năm quyết định thời cơ- Ảnh 10.

Khi chia sẻ những điều này, tôi đang ở Trung Quốc, chuẩn bị diễn cho chương trình giao thừa của Đài truyền hình Hồ Nam cùng nhiều nghệ sĩ nước bạn.

Thời tiết rất lạnh nhưng từ ban tổ chức, các đồng nghiệp cho đến khán giả đều rất quan tâm đến tôi, làm tôi có cảm giác rất ấm áp.

Năm 2024, tôi mong sẽ chứng kiến Việt Nam của chúng ta phát triển mạnh mẽ. Hy vọng mọi người đều có cơ hội học tập, làm việc, phát triển và đóng góp cho đất nước.

Riêng trong lĩnh vực của mình, tôi hy vọng có thêm nhiều chương trình, sự kiện giao lưu về văn hóa nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ Việt có thể giao lưu và trình diễn ở nước bạn.

Đây cũng là dịp để quảng bá những gì tốt đẹp về văn hóa, du lịch ở đất nước mình và học hỏi từ nước bạn để làm giàu hơn cho văn hóa của ta.

Tuoitre.vn

Source link

Cùng chủ đề

Thí sinh ôn kiến thức tiểu học, THCS để thi đánh giá năng lực vào ĐH

Một số thí sinh cho rằng đề thi đánh giá năng lực năm nay của ĐH Quốc gia TP.HCM có cả kiến thức lớp dưới, buộc các em phải ôn tập lại song song với kiến thức THPT để đạt kết quả tốt...

Thi đánh giá năng lực theo cấu trúc mới, học sinh lo, chuyên gia khuyên gì?

Là lứa đầu tiên thi đánh giá năng lực theo cấu trúc mới, một số học sinh lo lắng sẽ gặp khó ở nhiều nội dung, trong khi chuyên gia khuyên các bạn nên có chiến lược làm bài phù hợp. ...

Thí sinh cần lưu ý gì khi thi đánh giá năng lực vào ngày mai?

Ngày mai (30.3), đợt đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM diễn ra, thu hút gần 128.000 thí sinh tham dự. Thời điểm một ngày trước khi kỳ thi diễn ra, thí sinh cần lưu ý gì? ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai. ...

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Thành phố Hồ Chí Minh và Sơn La được UNESCO công nhận là thành viên ‘Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu’

Đây là bước triển khai cụ thể chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam về hội nhập quốc tế, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng nền giáo dục và nguồn nhân lực. Màn hình thời điểm công bố 2 thành phố của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập...

Khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ việc Báo Đại Đoàn Kết từng phản ánh

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến bà Phùng Thị Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Tom Tourism, sau khi tiếp nhận nhiều đơn tố giác bà Hiền có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với lời hứa làm thủ tục đưa người sang Úc và Canada. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất