Trang chủNewsVăn hóa - Xã hội20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức...

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo


Ngày 23-8-2024, Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam – Đà Nẵng kỷ niệm 20 năm hoạt động, 20 năm đồng hành với Tuổi Trẻ, tiếp sức cho những tân sinh viên khó nghèo mà ham học của quê hương vang danh “ngũ phụng tề phi”.

“Gần đủ rồi, 100 suất học bổng dành cho tân sinh viên Quảng Nam của năm nay coi như đã xong, chúng tôi chỉ còn đợi danh sách tân sinh viên từ Tuổi Trẻ chuyển tới” – bà Kiều Thị Kim Lan vui mừng thông báo sau một hồi bấm máy tính cộng khoản đóng góp của các thành viên.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 1.
20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 2.

Nhà báo Lê Hoàng, nguyên tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam – Đà Nẵng

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 3.

Nhà báo Lê Hoàng, nguyên tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, người đầu tiên đề xướng thành lập Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam 20 năm về trước, kể chuyện giản dị: “Chúng tôi học hỏi anh em Quảng Trị, thấy họ thành lập được câu lạc bộ rồi, giúp Tuổi Trẻ tìm nguồn lực cho học bổng, đưa thông tin về địa phương để tìm các hoàn cảnh khó khăn giúp con em quê hương. Hay quá! Nghĩ Quảng Nam cũng nên làm, tôi bàn với mấy anh em thân thiết rồi tổ chức một bữa cơm trưa với nhóm bạn đồng hương. Ý tưởng vừa đưa ra được hưởng ứng ngay, đúng là Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm…“.

Ông Phạm Phú Tâm, đương kim chủ nhiệm câu lạc bộ, cười: “Buổi gặp gỡ đầu tiên ấy có 15 người. Ai cũng biết câu “Quảng Nam hay cãi”, chớ trong chuyện này không thấy ai cãi cọ chi hết, đồng thuận lập tức.

Mỗi người lại về rủ rê thêm anh em mình, bạn bè mình. Tới nay danh sách nhà hảo tâm đóng góp của câu lạc bộ thống kê ra gần 200 người. Có người đồng hành với chúng tôi suốt 20 năm, có người 10 năm, có người cùng đi một đoạn ngắn, và ngắn dài gì cũng là quý giá cả.

À, cũng có người cắc cớ rằng anh Lê Hoàng là người của báo Tuổi Trẻ (nguyên tổng biên tập) thì vận động cho Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường là phải quá, còn tôi là người của báo Pháp Luật, sao lại đi làm cho Tuổi Trẻ?

Nói vậy để cho có vẻ “hay cãi” thứ thiệt, chớ ai cũng hiểu đây là vận động học bổng cho em cháu mình, quê hương đất nước mình”.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 5.

Rất nhiều sinh viên Quảng Nam được tiếp sức đến trường suốt 20 năm qua tấm lòng của những người đi trước

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 6.

Bà Kiều Thị Kim Lan – thủ quỹ của nhóm – “bật mí”: “Yếu tố vùng miền ở đây là có thiệt chớ sao không được?! Cứ khi Tuổi Trẻ công bố chương trình, chúng tôi khởi động vận động trên nhóm mạng xã hội của câu lạc bộ. Chỉ là trên mạng thôi, mấy ông ấy cũng “cãi” ngay bằng tin nhắn, ví dụ như: “Ông A sao đóng 1 suất được, phải 2-3 suất”, “Sao anh B đóng có 10 triệu, phải 30-50 triệu chớ…”.

Nhờ cứ “cãi”, cứ đùa giỡn vậy mà các thành viên câu lạc bộ trở nên rất gắn bó, việc vận động rất mau chóng hoàn thành, và mỗi lần họp mặt thì ôi thôi, vui nổ trời”.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 7.

Các thành viên nữ trong Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam – Đà Nẵng trong lễ trao học bổng năm 2022

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 8.

Ngày 23-8-2024 cũng sẽ là một dịp “vui nổ trời” như thế, khi mà tất cả những người đã từng đóng góp vào hàng ngàn suất học bổng của tân sinh viên Quảng Nam đều sẽ được mời về họp mặt.

“Nhưng chúng tôi lại chờ đợi ngày 21-9 hơn, ngày sẽ được về Hội An tặng học bổng cho tân sinh viên. Mà chắc cũng chỉ có câu lạc bộ của chúng tôi là “chơi sang”, trao học bổng ở resort 5 sao”, ông Phạm Phú Tâm bảo.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Thành Sang – Chủ tịch HĐQT Palm Garden Resort (Hội An)

Và đúng như thế, suốt mười mấy năm rồi, từ ngày Câu lạc bộ Quảng Nam – Đà Nẵng có sự tham gia của vợ chồng ông Nguyễn Thành Sang, những buổi lễ trao học bổng tại Quảng Nam được tổ chức trong hội trường sang trọng của khu Palm Garden Resort – Hội An, các tân sinh viên được chiêu đãi bữa ăn trưa đúng chuẩn khách sạn 5 sao, được tham quan điểm du lịch lộng gió bên biển Cửa Đại. 

“Các em có một kỷ niệm đẹp, chúng tôi cũng rất cảm kích, tự hào là câu lạc bộ “chơi sang” nhất chương trình”, ông Tâm bảo vậy. Còn ông Nguyễn Thành Sang, chủ khu resort, thì không nói lời nào cho sự tài trợ vô điều kiện của mình suốt mười mấy năm qua.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 10.

Người Quảng Nam có lúc ồn ào nhưng lại rất nhiều khi lặng lẽ. Dự nhiều buổi trao học bổng ở Quảng Nam – Đà Nẵng, chúng tôi đã chứng kiến nhiều nhà tài trợ rút khăn lau nước mắt khi nghe lời tâm sự của các tân sinh viên được mời lên giao lưu.

Sau phút xúc động trào nước mắt ấy, nhiều người rút ví, tìm thêm chiếc phong bì, có người dúi vào tay cô cậu sinh viên tấm danh thiếp với lời dặn tha thiết “Gọi điện cho cô chú”… Nay gợi hỏi lại, họ đều lắc đầu như đã quên những câu chuyện đó.

Nhưng là những người tham gia trong chương trình, chúng tôi phải nhớ. Và chuyện của Nguyễn Thị Nghĩa nối dài đến tận hôm nay trong Tiếp sức đến trường là một câu chuyện nên nhắc lại.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 11.

Mùa học bổng Tiếp sức đến trường 2008 ấy phải nói là đẫm nước mắt của Nghĩa. Cha bị tâm thần, mẹ bỏ nhà đi, lam lũ đủ việc mưu sinh từ nhỏ, Nghĩa không nhớ mình đã trở thành trụ cột, chỗ dựa của cha và bà nội từ bao giờ nữa. Nghĩa chỉ có niềm vui khi được đến trường, chỉ có hy vọng đặt trong việc học.

Năm 2007 Nghĩa đậu đại học, đã ra Đà Nẵng học được một học kỳ. Rồi không có tiền đóng học phí, bà nội đau bệnh, Nghĩa lại quay trở về làm một cô công nhân trong xí nghiệp tôm đông lạnh vào ca từ 2h sáng. Vậy nhưng cô không từ bỏ mơ ước.

Năm 2008, Nghĩa lại một lần nữa đậu đại học, lần này là Đại học Luật TP.HCM. Đậu rồi, vẫn đi làm công nhân, vẫn chưa biết lấy tiền đâu đi học. Thông tin về Tiếp sức đến trường chưa đến được với Nghĩa, nhưng cô gái quyết tâm phải tìm ra cách tự giúp mình. Cô đi lên xã, lên huyện tìm hỏi cách vay tiền đi học. Không có người bảo lãnh, không quỹ nào cho vay, nhưng một cán bộ Huyện Đoàn cho Nghĩa biết: có học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên, tuy nhiên huyện đã kết xong danh sách gửi tới Tỉnh Đoàn rồi…

Hôm nay Nghĩa bảo vẫn còn “nổi gai ốc” khi nhớ về hôm ấy: “Nghe tin ấy, hy vọng le lói, trong túi không có một đồng, tôi cầm mảnh giấy ghi địa chỉ Tỉnh Đoàn và chiếc nón bảo hiểm ra lộ vẫy xe xin quá giang bất kỳ ai, bất kể đoạn đường dài ngắn. 75km từ Đại Lộc tới Tam Kỳ, quá giang 13 người”.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 12.

Đến được trụ sở Tỉnh Đoàn Quảng Nam, gặp được người phụ trách học bổng, Nghĩa được trả lời: danh sách đã xong từ lâu, ngày mai đã là ngày phát học bổng. Cô gái tưởng đã rất trưởng thành trong vất vả òa lên khóc không dừng được. Những người đang tất tả chuẩn bị cho buổi lễ ngày mai bối rối. Một cuộc điện thoại được gọi đi, và tên Nguyễn Thị Nghĩa được bổ sung.

Ngày hôm sau, giữa buổi trao học bổng, Nghĩa được mời lên sân khấu chia sẻ câu chuyện của mình. Một lần nữa cô bật khóc, nhưng lần này rắn rỏi hơn: “Nếu học bổng đã hết suất, hôm nay em chỉ xin được giúp đỡ đủ chiếc vé xe để vào TP.HCM. Tới nơi, em sẽ xin việc làm ngay để được đi học. Em sẽ phải tốt nghiệp được đại học”.

Ở dưới sân khấu, nhiều người rơi nước mắt. Nghĩa không chỉ nhận được chiếc vé xe. Ngay lập tức học phí đại học của Nghĩa đã được gom đủ. Cô Kim Lan đưa số điện thoại: “Khi tới bến xe gọi ngay cho cô, sẽ có người đón”. Và Nghĩa đã làm con gái trong nhà cô Lan suốt bốn năm đại học, “và làm con gái đến tận bây giờ”, Nghĩa nói vậy.

Bây giờ, Nghĩa đã có việc làm, có chồng, có con, có nhà ở thành phố Đà Nẵng. “Căn nhà an cư lạc nghiệp này có một phần tiền cô Kim Lan cho vay. Giờ tôi đi làm được 10 đồng sẽ dành dụm gửi trả cô 5 đồng, dù cô bảo không cần trả. Tiền còn trả được, ơn nghĩa thì ghi lòng suốt đời. Trước đây cô giúp tôi, giờ lại giúp cả gia đình tôi. Cô luôn ở đó, như một cái bệ đỡ khi tôi rơi xuống…

Tiếp sức đến trường là bước ngoặt cuộc đời tôi như vậy. Tôi đang phấn đấu tiếp tục để ổn định cuộc sống chính mình, và đến lượt mình có thể giúp đỡ người khác, trả ơn cuộc đời”.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 13.

Năm 2017, Nguyễn Thị Nghĩa kể lại kỷ niệm cô nhận học bổng năm 2008: Chương trình đã cho tôi một người mẹ

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 14.

Những câu chuyện như vậy ở Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam còn nhiều, và hôm nay các anh chị đều bảo: giúp người không nên nhắc. Ông Phạm Phú Tâm lặp lại: “Tiếp sức đến trường, tôi quan niệm đúng là tiếp sức, như một chai nước, một gói năng lượng trao cho vận động viên trong cuộc chạy marathon, quyết định trong cuộc chạy ấy là nghị lực, nỗ lực của chính các bạn. 

Tiếp sức là quý lắm, nhưng cái lớn hơn là trợ sức tinh thần, mang đến niềm tin và sự ấm áp khi các bạn bước vào xã hội. Các bạn trưởng thành, vượt thoát được số phận của mình là chúng tôi vui mừng rồi”.

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 15.
20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 16.

Bà Kiều Thị Kim Lan, nhân vật chính trong câu chuyện của Nghĩa, bảo: “Nhìn lại quá trình hoạt động của câu lạc bộ, cũng như của toàn chương trình Tiếp sức đến trường, tôi thấy thành tựu thì có nhưng thành công thì chưa. Vì số lượng các tân sinh viên khó khăn còn nhiều lắm, chúng ta mới giúp được một số em thôi, chưa thể giúp hết được. Khi nào không còn những bạn tân sinh viên phải cực lòng trước ngưỡng cửa đại học nữa thì mới dám nghĩ đến thành công”.

Gia nhập câu lạc bộ đã 8 năm và lập tức trở thành một thành viên trụ cột, ông Nguyễn Tâm Tiến nhìn về hoạt động câu lạc bộ với cái nhìn của một doanh nhân: “Nơi đây không chỉ là nơi đóng góp học bổng, chúng tôi giữ giao lưu với nhau, chia sẻ những giá trị cuộc sống, nuôi ấm tinh thần. Những ấm áp ấy giúp chúng tôi vượt qua được khó khăn kinh tế mấy năm qua, duy trì được hoạt động, giữ được học bổng thường niên.

Học bổng này cho chúng ta cơ hội chia sẻ với xã hội rất ý nghĩa, nuôi cho chúng ta hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn của đất nước mình qua sự trưởng thành của thế hệ trẻ”.

Từ suất học bổng đầu tiên đến buổi lễ đầu tiên trao 22 học bổng, đến hàng ngàn suất học bổng một mùa và lời công bố tự tin: “Tân sinh viên gặp khó – Có Tuổi Trẻ”, những bước đi dài của Tiếp sức đến trường sẽ không thể dài được đến thế nếu không có sự tiếp sức của các câu lạc bộ Tiếp sức đến trường các tỉnh thành như Câu lạc bộ Quảng Nam – Đà Nẵng.

Tân sinh viên được tiếp sức đến trường, mở ra một tương lai tươi sáng hơn

20 năm ân tình Đất Quảng: Những người đồng thuận tiếp sức tân sinh viên nghèo - Ảnh 18.

TẤN LỰC – DUYÊN PHAN – Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

23-8-2024





Nguồn: https://tuoitre.vn/20-nam-an-tinh-dat-quang-nhung-nguoi-dong-thuan-tiep-suc-tan-sinh-vien-ngheo-20240821190537386.htm

Cùng chủ đề

Cô ơi, nhờ có cô con mới biết đến học bổng Tiếp sức đến trường

Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng đã gửi đến Tuổi Trẻ lời cảm ơn của mình, sau khi cô nhận được lời cảm ơn của một học trò vừa nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024. Trao học bổng cho sinh viên...

Hệ thống giáo dục NQH chắp cánh tương lai cho các sinh viên vượt khó

Tại Hội trường Thành ủy TP.HCM, Lễ trao học bổng Khuyến tài 2024 lần thứ 24 của Hội Khuyến học TP.HCM vừa được long trọng tổ chức. Hệ thống giáo dục NQH tự hào là thương hiệu đồng hành với chương trình, để...

Nữ SV nghèo kiện tướng quốc gia karate được KTX Cỏ May tài trợ, ĐH kinh tế TP.HCM tặng học bổng

Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài viết về Nguyễn Đỗ Như Hằng - tân sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM, đã có nhiều cánh tay dang ra giúp đỡ, tặng học bổng cho nữ sinh nghèo kiện tướng quốc gia karate này. ...

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Tuổi Trẻ làm cầu nối tân sinh viên nghèo với xã hội nhân ái

Tối 17-11, Thành Đoàn TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ đã trao học bổng Tiếp sức đến trường tại TP.HCM, tổng kết hành trình tiếp sức cho 1.334 tân sinh viên nghèo khó 63 tỉnh thành cả nước năm 2024. ...

Thêm 231 tân sinh viên khó khăn được tiếp sức đến trường

(NLĐO) - Tiếp sức đến trường không đơn thuần là chương trình hỗ trợ học bổng mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Bí ẩn ‘Cánh cổng Địa ngục’ cháy hơn nửa thế kỷ chưa tắt ở Turkmenistan

Các đám cháy dưới lòng đất không phải là điều hiếm gặp. Trên thực tế, đó là một hiện tượng xảy ra trên toàn cầu, từ Mỹ, đến Đức hay Trung Quốc. Những...

Bao Thanh Thiên Kim Siêu Quần sống ẩn dật sau điều trị u não

Theo QQ, nhà sản xuất Dương Siêu Hồng gần đây tiết lộ tình hình sức khỏe của nam diễn viên Kim Siêu Quần - Bao Thanh Thiên kinh điển nhất trong loạt phim.Sau ca phẫu thuật u não năm 2017, Kim Siêu Quần sống kín đáo, an dưỡng tuổi già tại nhà với vợ. Ông không gặp gỡ, giao tiếp với ai, kể cả đồng nghiệp thân thiết.Nhà sản xuất Dương Siêu Hồng nhiều lần tìm "Bao Chửng"...

Vất vả tìm lại việc ở tuổi trung niên: Nỗ lực biến nguy thành cơ

Thử thách chất chồng trên hành trình tìm việc lại ở tuổi trung niên là điều khó tránh. Dẫu vậy chưa phải đã hết cơ hội chào đón nhóm lao động này ở một số lĩnh vực, ngành nghề. ...

Quên mối tình cũ, khuyên thì dễ, làm cũng khó lắm!

Cách đây hơn 20 năm, tôi từng viết một bài thơ cho chính cuộc tình cũ của mình. Khi đó, tôi đặt tên nó là "Viết cho ngày chia tay" với những câu chữ đầy đau đáu: Nếu một ngày anh không còn gặp em Không có nghĩa là sự chia tay, chấm dứt Cuộc đời tất bật, anh...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” – Tổng công ty Viglacera

Vừa qua, Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đã tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” tại khu nghỉ dưỡng Angsana Quan Lan, Ha Long Bay, với sự tham dự của gần 30 đối tác đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự kiện là dịp để Công ty tri ân các đối...

Mới nhất