Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế12 giờ 'cân não', cắt 3 mét ruột cứu người đàn ông...

12 giờ ‘cân não’, cắt 3 mét ruột cứu người đàn ông mắc bệnh hiếm

Các bác sĩ đã tiến hành cắt 3 mét ruột non chứa dị dạng mạch máu cứu một bệnh nhân mắc bệnh hiếm.

Anh Q.P.T (38 tuổi, ngụ xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đi công tác tại TP.HCM thì bất ngờ bị đau bụng dữ dội quanh rốn, đi tiêu ra máu lượng nhiều, kèm chóng mặt…

Khai thác bệnh sử ghi nhận, năm 2021 trong đợt dịch Covid-19, anh T. được chẩn đoán tắc tĩnh mạch cửa (hệ tĩnh mạch dẫn lưu máu từ ruột về gan) do huyết khối và được điều trị thuốc chống đông máu trong 6 tháng. Tưởng chừng bệnh đã khỏi, anh T. trở lại công việc thường ngày và ngừng điều trị. Tuy nhiên vào giữa tháng 12.2024 khi đang ở TP.HCM công tác thì xuất hiện các triệu chứng bất thường trên.

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng thiếu máu rất nặng, huyết áp tụt và lơ mơ. Ngay lập tức, bệnh nhân vừa được hồi sức sốc mất máu, vừa thực hiện các phương thức hình ảnh học chẩn đoán nguyên nhân chảy máu tiêu hóa. Kết quả chụp cắt lớp vi tính bụng phát hiện tắc mạn tính tĩnh mạch cửa, chuyển dạng xoang hang (tái cấu trúc giãn lớn hệ thống mạch máu do tắc mạn tính) ở vùng rốn gan. Nguyên nhân chính gây chảy máu là dị dạng và thông nối động – tĩnh mạch ruột lan tỏa gây giãn các nhánh tĩnh mạch mạc treo ruột.

TP.HCM: 12 giờ 'cân não', cắt 3 mét ruột cứu người đàn ông mắc bệnh hiếm- Ảnh 1.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Ngọc Sơn chia sẻ thông tin về ca bệnh

Sau khi được tiêm thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa kết hợp với nội soi đường tiêu hóa dưới cầm máu tại chỗ, huyết áp của anh T. dần ổn định. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu đường tiêu hóa lại tái phát trong vòng chưa đến 48 giờ sau đó, huyết áp tụt trở lại mặc dù đã được truyền máu tích cực để ổn định hemoglobin và điều chỉnh các rối loạn đông máu.

Trong tình huống đó, các chuyên khoa đã cùng hội chẩn để đưa ra chiến lược xử trí toàn diện và tối ưu cho người bệnh.

Phối hợp 4 ê kíp, mổ kéo dài liên tục 12 giờ

Ngày 14.1, bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Ngọc Sơn (Trưởng kíp phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho biết, ngay sau khi nhận định đây là một trường hợp bệnh rất hiếm gặp, mới chỉ được báo cáo qua y văn trên thế giới với vài ca lâm sàng, ban giám đốc bệnh viện đã thông qua hội đồng chuyên môn và quyết định kế hoạch phẫu thuật cần sự phối hợp toàn diện giữa các chuyên gia phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Thực tế, cuộc phẫu thuật mở bụng kết hợp với can thiệp nội mạch trong lúc mổ đã được tiến hành liên tục với 4 kíp mổ, kéo dài từ 8 giờ sáng đến 20 giờ cùng ngày.

Trong quá trình này, vai trò của khoa Gây mê hồi sức rất quan trọng, đặc biệt trong việc duy trì ổn định huyết áp cho người bệnh. Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật mạch máu tạo cầu nối từ hệ tĩnh mạch cửa sang hệ tĩnh mạch chủ nhằm làm giảm tối đa áp lực của hệ tĩnh mạch cửa. Cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật tiêu hóa tiến hành cắt bỏ gần 3 mét ruột non chứa dị dạng mạch máu để đảm bảo kiểm soát chắc chắn tình trạng chảy máu tái phát sau mổ và nối ghép phần còn lại để phục hồi lưu thông ruột.

“Hơn 30 năm làm trong ngành y, đây là ca bệnh hiếm lần đầu tiên chúng tôi điều trị. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 12 giờ đòi hỏi ê kíp phẫu thuật phải làm việc với mức độ tập trung ở cường độ cao”, bác sĩ Sơn bộc bạch.

TP.HCM: 12 giờ 'cân não', cắt 3 mét ruột cứu người đàn ông mắc bệnh hiếm- Ảnh 2.

Bệnh nhân hồi phục sau quá trình điều trị

Ca bệnh hiếm gặp

Sau 2 tuần phẫu thuật, anh T. đã ăn uống, phục hồi chức năng tiêu hóa gần như bình thường, không còn chảy máu tiêu hóa và đã được điều trị thuốc chống đông máu ổn định. Thành công ngoài mong đợi này là nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa, kế hoạch chuẩn bị toàn diện trước mổ và chiến lược chăm sóc đa mô thức sau mổ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thị Kim Lý (Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho biết, khi bị tắc tĩnh mạch cửa, máu từ ruột trở về gan khó khăn và ứ lại ở ruột, theo thời gian gây giãn và tăng áp lực trong hệ tĩnh mạch cửa, cuối cùng dẫn đến nhiều biến chứng. Tình trạng này trở nên đặc biệt nghiêm trọng và khó điều trị khi có sự kết hợp dị dạng động – tĩnh mạch ruột gây rối loạn tuần hoàn hệ ruột và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm loét ruột, xuất huyết tiêu hóa…, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

“Đây là một trường hợp lâm sàng rất hiếm gặp đã được xử trí tối ưu ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được tiếp tục theo dõi dài hạn, đánh giá định kỳ hiệu quả điều trị dị dạng mạch máu ruột kết hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa”, bác sĩ Lý cho hay.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tphcm-12-gio-can-nao-cat-3-met-ruot-cuu-nguoi-dan-ong-mac-benh-hiem-185250114161734324.htm

Cùng chủ đề

Tưởng mắc ung thư hóa ra là dị dạng mạch máu vùng kín hiếm gặp

Bà V.T.N (57 tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) bắt đầu có triệu chứng xuất huyết âm đạo kéo dài cách đây 3 tháng. Tuy nhiên bà âm thầm chịu đựng, không đi khám. ...

Khi nào thì cần giải độc gan?

'Gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm xử lý và trung hòa các chất độc từ thực phẩm. Tuy nhiên, gan cũng cần được giải độc'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung...

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ suy tim cấp vào dịp tết

Việc dùng quá nhiều thức ăn chứa nhiều calo, dầu mỡ vào dịp tết sẽ góp phần làm tăng cân, tăng huyết áp, tăng đường huyết... Đây là các yếu tố mà những người đang mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là suy...

Loại củ giúp phòng bệnh tim, ngừa ung thư

'Cà rốt đen chứa các chất chống ô xy hóa mạnh cùng nhiều dưỡng chất khác, có thể ngăn ngừa bệnh tim, ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Nên ăn rau gì khi muốn vừa giảm cân, vừa giảm huyết áp?

Rau là nguồn cung cấp chất lượng vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Đặc biệt, rau giàu chất xơ nhưng lại ít calo. Nhiều loại rau cực kỳ phù hợp cho những người cùng lúc muốn giảm cân và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xu hướng denim ‘làm chủ’ đường phố mùa xuân 2025

Xu hướng denim luôn là chủ đề được săn đón và tìm kiếm vì ở bất cứ thời...

Triều Tiên cảnh báo sẽ có ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ

CHDCND Triều Tiên ngày 26.1 nói rằng Bình Nhưỡng cần duy trì ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ nếu Washington phớt lờ chủ quyền và lợi ích an ninh. ...

Bài đọc nhiều

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

12 món ăn vặt giàu protein, ít tinh bột bạn có thể thử xem

Ăn các thực phẩm ít tinh bột, giàu protein (tất nhiên vẫn trong chế độ ăn lành mạnh, đủ chất) có thể hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cảm giác thèm ăn, duy trì cơ bắp và quản lý đường huyết. 8. TômMột khẩu...

Cùng chuyên mục

Chế pháo nổ tại nhà, nam sinh giập nát hai bàn tay, chấn thương mắt

Nam sinh cấp 2 ở Đồng Nai bị giập nát hai bàn tay, chấn thương mắt nặng do chế pháo nổ tại nhà. Ngày 26-1, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai xác nhận một nam sinh cấp 2 bị chấn thương mắt nặng và...

Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

Tết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình, bạn bè, tận hưởng không khí vui tươi, ấm áp và đón chào năm mới. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là dịp dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đìnhTết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình,...

Người mắc bệnh tim mạch cần chú ý gì dịp Tết?

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Người mắc bệnh tim mạch cần duy trì ăn uống, chế độ thuốc trong dịp Tết như thế nào để phòng ngừa bệnh chuyển nặng. ...

Làm gì để tránh nguy cơ đau lưng khi dọn nhà ngày Tết?

Việc vệ sinh nhà cửa cuối năm để đón Tết có thể gây nguy cơ đau lưng, nặng hơn là chấn thương cột sống. ...

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân nguy hiểm cho người bệnh cao huyết áp. ...

Mới nhất

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có hiệu trưởng sau 4 năm

Sau 4 năm khuyết chức vụ hiệu trưởng, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa có hiệu trưởng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. ...

Đà Nẵng đóng đường Bạch Đằng nối dài phục vụ phố đi bộ dịp Tết

CLO) Đà Nẵng sẽ cấm các phương tiện vào phố đi bộ Bạch Đằng để phục vụ người dân vui chơi dịp Tết. ...

Chế pháo nổ tại nhà, nam sinh giập nát hai bàn tay, chấn thương mắt

Nam sinh cấp 2 ở Đồng Nai bị giập nát hai bàn tay, chấn thương mắt nặng do chế pháo nổ tại nhà. Ngày...

Samsung trình làng smartphone siêu mỏng Galaxy S25 Edge

Samsung đã trình làng về chiếc smartphone siêu mỏng mang tên gọi Galaxy S25 Edge nhưng không công bố cấu hình, cũng không cho khách hàng tham quan trải nghiệm.

Mới nhất