Trang chủKinh tếNông nghiệp10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị,...

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?


Nhiều công ty lâm nghiệp là đầu tàu liên kết

Là một trong những địa phương có số lượng các công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới khá lớn, đến nay, sau gần 10 năm thực hiện Phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp được Thủ tướng phê duyệt tại Công văn số 1832/TTg-ĐMDN ngày 15/10/2015, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 15 công ty TNHH MTV lâm nghiệp thuộc thuộc diện sắp xếp, đổi mới. Trong đó, có 6 công ty TNHH MTV lâm nghiệp thuộc diện duy trì, củng cố, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 1 công ty TNHH MTV Lâm nghiệp chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ; 8 công ty TNHH MTV Lâm nghiệp chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên. Sau chuyển đổi, sắp xếp, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn 13 công ty TNHH một thành viên, hai thành viên lâm nghiệp. 

Tuy nhiên, báo cáo tại Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý sử dụng đất đai trong các công ty lâm nghiệp” vừa được Bộ NNPTNT và Hội Khoa học Kinh tế NNPTNT phối hợp tổ chức, đại diện Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk thừa nhận một thực tế, phần lớn các công ty lâm nghiệp sau sắp xếp, đổi mới chưa có sự chuyển biến về cơ chế quản lý, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát huy được tính chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các công ty chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, doanh thu từ sản xuất rừng trồng không đáng kể do thiếu vốn đầu tư, giá bán sản phẩm gỗ rừng trồng thấp.

Tình trạng người dân địa phương, người dân di cư ngoài kế hoạch xâm canh, lấn, chiếm sử dụng đất rừng của các Công ty Lâm nghiệp để trồng cây lâu năm, cây hàng năm và làm nhà ở vẫn còn xảy ra, tình hình ngày càng phức tạp, khó xử lý.

Báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho thấy, tính đến hết tháng 9/2024, đã có 115/169 (đạt 68%) công ty lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới tại các địa phương, tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; còn lại 54/169 (32%) công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới. 

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao? - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý sử dụng đất đai trong các công ty lâm nghiệp” vừa được Bộ NNPTNT và Hội Khoa học Kinh tế NNPTNT phối hợp tổ chức.

Sau khi sắp xếp, công tác quản lý đất, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hoạt động, giữ ổn định quỹ đất của địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Các công ty lâm nghiệp cũng quan tâm đến việc chế biến lâm sản, một số công ty lâm nghiệp đã xây dựng nhà máy viên nén năng lượng xuất khẩu. Điển hình như Công ty lâm nghiệp Cẩm Phả (Quảng Ninh) đầu tư cơ sở chế biến dăm gỗ nguyên liệu giấy xuất khẩu cho Tổng công ty giấy DAIO (Nhật Bản) với công suất 50 tấn gỗ tươi/giờ. Nhờ có chế biến nên doanh thu của công ty tăng nhanh. Năm 2010, doanh thu chỉ được 42 tỷ đồng, năm 2011 là 166 tỷ đồng, năm 2022 doanh thu lên tới 228 tỷ đồng, bằng 5,4 lần so với năm 2010. 

Theo ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên kết với người trồng rừng sản xuất trồng rừng gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC/PEFC) có sự hợp tác, liên kết theo chuỗi từ người trồng rừng (đối tượng nhận khoán), đến công ty lâm nghiệp (chủ rừng), người chế biến (các công ty lâm nghiệp có chế biến), doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đến người tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ. 

Một số mô hình liên kết theo chuỗi trồng rừng gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững điển hình như mô hình liên kết giữa Công ty Woods land với 5 công ty lâm nghiệp Tuyên Quang về trồng rừng gỗ lớn, có chứng nhận FSC; liên kết trồng rừng tại các công ty lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị có chứng chỉ để sản xuất đồ mộc xuất khẩu của IKEA.

“Trong số các công ty lâm nghiệp đã xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, có nhiều công ty đã được các tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ. Đến nay các công ty lâm nghiệp được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững khoảng 140.000ha, chiếm khoảng 27% diện tích rừng có chứng chỉ của cả nước trong khi diện tích rừng trồng chỉ chiếm hơn 300.000ha. Diện tích rừng của các công ty lâm nghiệp được cấp chứng chỉ trong thời gian tới sẽ còn tăng lên, bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên”, ông Lực nói.

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao? - Ảnh 2.

Nhiều công ty lâm nghiệp liên kết với nông dân mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: T.L

Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới hoạt động của các công ty lâm nghiệp

TS. Vũ Mạnh Hùng (Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và PTNT – Ban Kinh tế Trung ương) đánh giá, dù đã đạt được một số kết quả những việc sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động của các công ty lâm nghiệp diễn ra chậm, không bảo đảm tiến độ sắp xếp. Tính đến tháng 9/2024, vẫn còn 54/169 (32%) công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới.

Đáng chú ý, trong thời gian từ năm 2018 đến nay, chỉ có thêm 1 công ty hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới, các công ty còn lại vẫn lúng túng trong việc xác định mô hình sắp xếp, đổi mới.

Việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ lâm trường còn bộc lộ nhiều yếu kém, nguồn lực đất đai chưa thực sự phát huy hiệu quả, tình trạng sử dụng quỹ đất của Nhà nước để cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, khoán trắng vẫn tiếp diễn; tình trạng sử dụng đất không đúng đối tượng, không đúng mục đích vẫn còn xảy ra khá phổ biến; tình trạng lợi dụng ranh giới giữa rừng sản xuất là rừng trồng với rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ không rõ ràng để khai thác rừng không đúng pháp luật còn thường xuyên xảy ra.

Việc lấn chiếm, tranh chấp đất đai; mua bán hợp đồng giao khoán thực tế là chuyển nhượng đất đai, xây dựng nhà ở, công trình ở kiên cố trong phần đất được giao khoán nhất là tại vùng đất có giá trị, thuận lợi đi lại, ven đô thị, khoán trắng không quản lý được đất; tự tách thửa, mua đi bán lại nhiều lần… chưa được khắc phục và vẫn có nguy cơ tiếp diễn và gia tăng.

Sau khi sắp xếp lại, phần lớn các công ty chưa có sự thay đổi về cơ chế hoạt động, chưa tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; sản xuất kinh doanh thiếu tự chủ, lúng túng trong việc tổ chức hoạt động theo cơ chế thị trường, chưa gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa; việc mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đầu tư thâm canh còn hạn chế do thiếu vốn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, mức nộp ngân sách hàng năm đạt thấp.

Từ thực tế đó, ông Triệu Văn Lực kiến nghị các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính xác và kịp thời tới từng hộ gia đình nhận khoán về các nội dung liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là Nghị quyết 30-NQ/TW cũng như Kết luận số 82-KL/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty lâm nghiệp. 

Khẩn trương hoàn thành việc rà soát ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính; rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp giữ lại trên cơ sở xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đất theo từng loại đất, hình thức, thời hạn sử dụng đất. Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất và rừng theo hướng đảm bảo cân đối giữa mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình sản xuất, nguồn lực lao động với diện tích đất giữ lại, mang lại nguồn thu tương xứng cho ngân sách, có tính đến đặc thù tối tượng sử dụng là người dân tại chỗ, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

TS.Hà Công Tuấn – Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, cần tăng cường thanh, kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhất là về quản lý sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý các trường hợp cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; lập phương án quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp khi trả về địa phương.





Nguồn: https://danviet.vn/10-nam-thuc-hien-nghi-quyet-so-30-nq-tw-cua-bo-chinh-tri-cac-cong-ty-lam-nghiep-hoat-dong-ra-sao-20241004152710863.htm

Cùng chủ đề

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững. Xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy,...

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 25 nghị quyết theo thẩm quyền với sự đồng thuận, thống nhất cao từ các đại biểu HĐND tỉnh. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng, cần thiết,...

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ việc trồng rừng gỗ lớn được triển khai từ năm 2021. Theo đó, năm 2021 và 2022, địa phương chủ yếu là trồng quế, đến nay đạt khoảng 600ha; Năm 2023, toàn xã trồng được 13ha lim, 18ha dổi...Theo lãnh đạo UBND xã, hiện Đồn Đạc có 2 cán bộ địa chính phụ trách mảng trồng rừng gỗ lớn. Với diện tích rất lớn nên dù phải đưa cán bộ...

Thừa Thiên Huế thành lập các tổ công tác cấp tỉnh, cấp huyện phát triển trồng rừng gỗ lớn

Ngày 12/4, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn thành lập các tổ công tác cấp huyện để phối hợp triển khai thực hiện phát triển trồng rừng sản...

Ngành gỗ họp bàn tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu năm 2024

Chiều 9/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị “Giao ban ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý I/2024”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2024 (Q-Fair 2024). Xuất khẩu dù đã có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ “khủng” trong nghi lễ khai ấn Đền Trần năm 2025 có gì đặc biệt?

Trước giờ diễn ra lễ khai ấn Đền Trần 2025 (Nam Định) khoảng 9 tiếng, kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ đã được chuyển đến để thực hiện nghi lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào đêm nay 11/2 (14 tháng Giêng). ...

Cậu bé nhặt rác thi đỗ đại học hàng đầu châu Á

Dù phải nhặt rác và phế liệu để sống qua ngày, Vy Nhân Long vẫn đạt 707 điểm trong kỳ thi đầu vào đại học khắc nghiệt và trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh - trường đại học top đầu châu Á. ...

Đặc sản Điện Biên, rét mướt, người Mông bắt con gà đen vào hầm gừng, múc ra tô thơm tận cửa

Món “gà chặt nhỏ hầm gừng” là một trong những món ăn riêng, đặc sản Điện Biên có không thể thiếu tại mâm cơm dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa trong những ngày se lạnh. ...

Hình ảnh độc lạ rước 17 “ông lợn”, mỗi ông nặng hàng trăm kg ở Hà Nội

Tối 13 tháng Giêng, những "ông lợn" nặng hàng trăm kg được dân làng La Phù rước tới đình làng tế Thành hoàng làng trong dịp lễ đầu năm. ...

Ai ngờ đất Cà Mau trồng được thứ “hoa quý tộc” đẹp phát hờn, bán 1 triệu/chậu, người ta vẫn khuân

Chỉ trồng hoa lan-loài hoa quý tộc để thưởng ngoạn, thư giãn đầu óc lúc đầu, anh Lê Nhã Lam, ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã phát triển vườn hoa lan của mình lên đến...

Bài đọc nhiều

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Một vùng nổi tiếng ở Cần Thơ có món đặc sản dưa môn, đem cây này xào với ếch ăn hoài không chán

Nhắc đến Cờ Ðỏ (TP.Cần Thơ), người địa phương sẽ nghĩ ngay đến món đặc sản dưa môn. Vùng đất này nổi tiếng với nhiều món ngon dân dã từ cây môn, trong đó có ếch đồng xào môn ngọt. ...

Doanh nhân Đồng Tháp, người “mượn” AI để trồng lúa, người biến ếch thành món lạp xưởng độc, lạ chưa từng có

Đồng Tháp đang chứng kiến sự “trỗi dậy” của một thế hệ doanh nông trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Từ “bệ đỡ” của nền nông nghiệp truyền thống, bằng một góc nhìn mới, sáng tạo, nhiều doanh nông trẻ đã mang đến một “cú hích” cho kinh tế nông...

Ở độ cao 800m so với mực nước biển, làng Bình Định này hoa gì đang rộ mà người ta khéo lên xem?

Vĩnh Sơn là một xã vùng cao của huyện Vĩnh Thạnh, ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với núi rừng hùng vĩ, sông, suối, thác nước còn nguyên sơ. Đặc biệt, người dân nơi đây trồng...

Hàng vạn người chen chúc trong đêm nghe hát quan họ, xem bắn pháo hoa ở lễ hội Lim, Bắc Ninh

Tối 9/2, hàng vạn du khách và người dân đã đổ về chật kín quanh khu vực hồ điều hòa Vân Tương để nghe những làn điệu dân ca Quan họ và xem bắn pháo hoa. Tình trạng ách tắc giao thông đã xảy ra dù lực lượng công an, quân...

Cùng chuyên mục

Đặc sản Điện Biên, rét mướt, người Mông bắt con gà đen vào hầm gừng, múc ra tô thơm tận cửa

Món “gà chặt nhỏ hầm gừng” là một trong những món ăn riêng, đặc sản Điện Biên có không thể thiếu tại mâm cơm dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa trong những ngày se lạnh. ...

Ai ngờ đất Cà Mau trồng được thứ “hoa quý tộc” đẹp phát hờn, bán 1 triệu/chậu, người ta vẫn khuân

Chỉ trồng hoa lan-loài hoa quý tộc để thưởng ngoạn, thư giãn đầu óc lúc đầu, anh Lê Nhã Lam, ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã phát triển vườn hoa lan của mình lên đến...

Một xã ở TP HCM có dân số 150.000 người, ngõ, xóm tại đây lắp đặt camera, nông thôn mới bình yên

Xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) có gần 150.000 dân, là một trong các địa phương có dân số lớn nhất Việt Nam ở quy mô cấp xã. Mặc dù dân số đông, nhưng những năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh...

Xuất khẩu rau quả, thủy sản đầu năm 2025 khởi sắc, có mặt hàng thu về gần 800 triệu USD

Sau những kết quả tích cực của năm 2024, ngay trong đầu năm 2025, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công mới. Đáng chú ý trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng...

Ninh Thuận: Nông dân phấn khởi đón nhận giống nho ngón tay đen

Những ngày đầu năm 2025, nông dân tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phấn khởi đón nhận giống nho mới có tên NH 04 - 102. Đây là giống nho mới không hạt, được bà con nông dân và người tiêu dùng thường gọi nho “ngón tay đen”. Giống nho mới NH 04 - 102 chất lượng cao chính thức được phép canh tác đại trà mở ra triển vọng mới cho...

Mới nhất

Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

Công chúng trong ngày 10.2 chứng kiến hai mẫu tiêm kích chủ lực của Mỹ và Nga đã cùng xuất hiện tại triển...

Nhóm học sinh làm bộ trò chơi về lịch sử Việt Nam

Tận dụng sức hút của board game, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) đã tạo ra bộ trò chơi ‘Hồn thiêng đất Việt’. ...

Phẫu thuật thành công ca bệnh u màng não hiếm gặp ở trẻ em

Bệnh nhi 5 tuổi mắc u màng não hiếm gặp, đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận phẫu thuật cắt bỏ thành công. ...

Bộ GDĐT đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông

Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối...

Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

(MPI) - Ngày 10/02/2025, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã diễn ra Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Mới nhất