Trang chủDi sản10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan...

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn


VHO – Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là mảng màu đặc sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam, vừa là tài sản tinh thần của người dân xứ Nghệ vừa là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 10 năm (27.11.2014-27.11.2024) là dịp để tôn vinh những giá trị trường tồn của dân ca Ví, Giặm, đồng thời tri ân những người đã cống hiến hết mình cho sự phát triển của di sản này.

Tối 23.11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca VíGiặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Phó Tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành các tỉnh, thành cùng đông đảo các nghệ sĩ, nhân dân và du khách thập phương dự lễ.

Hòa cùng dòng chảy văn hóa nhân loại

Trong tâm thức người Nghệ Tĩnh, Ví, Giặm luôn giữ một vị trí quan trọng, trở thành một biểu tượng của đất và người nơi đây. Ở đâu trên mảnh đất này cũng chất chứa dáng hình những câu hò, điệu Ví của ông cha, để làm nên mạch nguồn nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn mỗi thế hệ người dân xứ Nghệ.

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn - ảnh 1
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 27.11.2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào không chỉ của vùng đất Nghệ Tĩnh mà còn của cả dân tộc Việt Nam, khi di sản văn hóa dân gian độc đáo được tôn vinh trên bản đồ thế giới.

Hành trình 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, chính quyền, nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã chung tay, góp phần làm cho di sản của quê hương ngày càng lan tỏa cả trong nước và quốc tế. 

Nhiều cơ chế, chính sách quan trọng được ban hành và triển khai thực hiện làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát huy giá trị, khẳng định được vị thế và sức lan tỏa của các làn điệu Ví, Giặm trong cộng đồng.  

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn - ảnh 2
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông phát biểu

Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông khẳng định, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là mảng màu đặc sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam, vừa là tài sản tinh thần của người dân xứ Nghệ vừa là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Di sản này đã vượt khỏi phạm vi vùng miền, trở thành niềm tự hào chung của quốc gia khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2014.

Trong chặng đường 10 năm qua, dân ca Ví, Giặm đã chứng minh sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ qua các hoạt động truyền dạy, trao truyền di sản trong cộng đồng; Mở rộng mạng lưới câu lạc bộ, đưa Ví, Giặm đến với cả nước và quốc tế. Thể hiện được cam kết trách nhiệm của chính quyền và cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn - ảnh 3
Thứ trưởng Tạ Quang Đông trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các tập thể và cá nhân

Thứ trưởng Tạ Quang Đông đánh giá cao sự nỗ lực, tâm huyết của chính quyền, nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và chúc mừng những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ di sản. 

 Đồng thời, nhấn mạnh việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO. 

Thứ trưởng cũng đưa ra các định hướng cụ thể nhằm bảo vệ và phát triển di sản dân ca Ví, Giặm. Bao gồm tuyên truyền và giáo dục: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong bảo tồn di sản; Đầu tư nguồn lực: Hỗ trợ nghệ nhân, cộng đồng tổ chức truyền dạy, khôi phục các làn điệu, quảng bá và mở rộng môi trường thực hành Ví, Giặm trong đời sống hiện đại.

Thông qua giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế, lan tỏa giá trị Ví, Giặm đến bạn bè thế giới; Phát triển du lịch: Xây dựng Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ, kết hợp với thương hiệu du lịch địa phương để thu hút du khách.

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn - ảnh 4
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 10 tập thể, 10 cá nhân có đóng góp nổi bật trong giai đoạn 2014-2024

Bộ VHTTDL cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ quan trung ương và quốc tế để đưa ra những giải pháp đồng bộ, đảm bảo Ví, Giặm Nghệ Tĩnh luôn giữ vững vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trường tồn và phát triển trong dòng chảy thời gian.

Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm

Trong không khí trang trọng của chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long khẳng định, dân ca Ví, Giặm không chỉ là di sản của riêng vùng đất Nghệ Tĩnh mà là tài sản quý giá của toàn dân tộc Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, thể hiện tính cách, tâm hồn và sự kiên cường của con người nơi đây. Đây là niềm tự hào không chỉ của tỉnh Nghệ An mà còn của đất nước, đặc biệt khi Ví, Giặm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn - ảnh 5
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long đã điểm lại hành trình 10 năm bảo tồn và phát huy di sản kể từ khi Ví, Giặm được vinh danh vào năm 2014. Ví, Giặm đã vượt ra ngoài biên giới tỉnh Nghệ An để lan tỏa trên toàn quốc và quốc tế, được nhiều thế hệ yêu mến và gìn giữ.

Việc UNESCO công nhận Ví, Giặm là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ ghi nhận giá trị truyền thống mà còn khẳng định vị trí đặc biệt của di sản trong kho tàng văn hóa thế giới.

Bên cạnh những thành công vẫn còn những mục tiêu mà hai tỉnh chưa làm được trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Đó là các làn điệu dân ca cổ một phần đã bị mai một; lực lượng Nghệ nhân dân gian nắm giữ, thực hành các bài bản cổ ngày càng ít do tuổi cao, bên cạnh đó lớp trẻ lại ít người hào hứng với loại hình di sản này nên sự kế thừa chưa nhiều.

Môi trường và không gian diễn xướng thay đổi, không còn điều kiện để thực hành những bài bản cổ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An mong muốn để dân ca Ví, Giặm xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục triển khai Chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm, tạo điều kiện cho nghệ nhân và cộng đồng gìn giữ, trao truyền, lan tỏa tình yêu với di sản;

Tăng cường đầu tư các nguồn lực, từng bước xây dựng dân ca Ví, Giặm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ, đầu tư xây dựng thương hiệu cho Ví, Giặm và thương hiệu du lịch địa phương gắn với Ví, Giặm.

Tỉnh Nghệ An mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của Bộ VHTTDL, các Bộ, ban ngành trung ương.

Chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, với tinh thần tự hào mang di sản của quê hương lan tỏa, ngân xa, để Ví, Giặm đến với nhiều vùng đất mới, hòa nhập, hội tụ cùng tinh hoa văn hóa dân tộc.

Để mỗi người khi về với xứ Nghệ sẽ lắng đọng hồn mình trong câu dân ca vơi đầy, vun đắp, lớn dần thêm những yêu thương với mảnh đất ấm tình đất, nặng tình người. 

10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn - ảnh 6
Chương trình quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và các đoàn nghệ thuật

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 5 cá nhân vì có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca ví, giặm giai đoạn 2014-2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An quyết định tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân của tỉnh Nghệ An vì có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm giai đoạn 2014-2024. Những phần thưởng là lời tri ân sâu sắc dành cho những nghệ nhân, nghệ sĩ đã dồn tâm huyết để giữ gìn hồn cốt của Ví, Giặm.

Tại Lễ kỷ niệm, đại biểu và nhân dân, du khách đã được thưởng thức Chương trình nghệ thuật: “Ví, Giặm – Hồn quê tỏa sáng”. Chương trình do các nghệ sĩ thuộc Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An, Trung tâm Nghệ thuật múa Hà Tĩnh, Đoàn Nghệ thuật Bắc Ninh, Đoàn Nghệ thuật Bạc Liêu, Đoàn Nghệ nhân Đắk Lắk biểu diễn.

Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Hồn quê; Ví, Giặm nuôi lớn những anh tài; Hội tụ và tỏa sáng. Chương trình nghệ thuật là sự kết tinh trí tuệ, tâm hồn, khí chất con người Nghệ Tĩnh qua di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm làm nền tảng, chất liệu cho việc tạo dựng những giá trị văn hóa hiện đại.

Ngoài lễ kỷ niệm, từ ngày 22 đến 30.11, nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Nghệ An và Hà Tĩnh, bao gồm Liên hoan Nghệ thuật dân gian, trưng bày nghệ thuật, các chương trình giao lưu nghệ thuật, Festival “Về miền Ví, Giặm” và Hội thảo về công tác bảo tồn di sản nhằm đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đến gần hơn với cộng đồng, thúc đẩy du lịch văn hóa, khẳng định vị thế và hình ảnh của di sản Việt Nam trên trường quốc tế.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/10-nam-duoc-unesco-ghi-danh-de-dan-ca-vi-giam-lan-toa-va-mai-truong-ton-112733.html

Cùng chủ đề

Giếng làng, nơi lưu giữ hồn quê

(NLĐO) - Bao năm qua, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, giếng làng... đã ăn sâu vào tiềm thức, ký ức của mỗi người dân ...

Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV/2024 và gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2025 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 7/1, bà Nguyễn Thuý Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết từ năm 2018, xăng sinh học E5 đã được bán...

Để điệu Ví, Giặm ngân dài trong đời sống đương đại

10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, cũng là 10 năm người dân nơi đây nỗ lực để di sản này được được ngân dài trong đời sống đương đại. Ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví,...

Liên hoan Di sản UNESCO tại Hà Tĩnh Tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt Nam

(CLO) Tối 28/11, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh đã chính thức khai mạc. ...

Đưa Dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ

(Dân trí) - Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ. Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

Thu phí tham quan di tích lăng vua Dục Đức từ ngày 1.1.2025

VHO - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi, bổ sung khi mua vé tham quan tại các địa điểm thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế kể từ ngày 1.1.2025. Ngoài ra, từ đầu năm 2025, các điểm di tích Huế sẽ có sự thay đổi về những mốc thời gian mở cửa tham quan miễn phí cho du khách nội địa. Cụ thể, vẫn có 5...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Lời chúc ấm lòng ngày Khai Xuân & Tết trồng cây 2025 tại Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Sáng 3-2 (tức mùng 6 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết công nhân tại Khu nhà ở công nhân Viglacera. Cùng dự có các đồng chí đại diện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Mới nhất