Trang chủKinh tếNông nghiệp10 làng vùng núi Thiên Thai ở Bắc Ninh tổ chức lễ...

10 làng vùng núi Thiên Thai ở Bắc Ninh tổ chức lễ hội tôn vinh nhà khoa bảng đầu tiên của Việt Nam


 Lễ hội Thập Đình là lễ hội truyền thống của 10 làng thuộc vùng núi Thiên Thai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) có từ lâu đời và được duy trì trao truyền qua nhiều thế kỷ đến ngày nay. 

Lễ hội là hoạt động văn hóa tâm linh cộng đồng tiêu biểu thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ tướng Doãn Công – Đào Nương – hai vợ chồng cùng là danh tướng của Hai Bà Trưng và Thái sư Lê Văn Thịnh – Tiến sỹ, Thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ở thời Lý (năm 1075).

Theo truyền thống, vào ngày 6-2 âm lịch của các năm Thân, Tý, Thìn, nhân dân 10 làng gồm “ngũ đình nội” và “ngũ đình ngoại” tưng bừng mở hội Thập Đình và tổ chức lễ rước quy mô lớn. 

“Ngũ đình nội” là đình của 5 làng cùng thờ Doãn Công – Đào Nương và Thái sư Lê Văn Thịnh gồm: Bảo Tháp, Yên Việt, Đông Cao, Hiệp Sơn, Hương Vinh. Đây là những làng quần tụ quanh núi Thiên Thai. 

“Ngũ đình ngoại” là đình của 5 làng thờ Doãn Công – Đào Nương, hoặc thờ Thái sư Lê Văn Thịnh làm Thành hoàng, gồm: Huề Đông, Địch Trung thờ Doãn Công – Đào Nương; đình làng Chi Nhị thờ Lê Văn Thịnh vì ông là người có công mở trường dạy học giáo hóa cho dân làng; đình làng Phú Ninh (thị trấn Gia Bình) thờ Thái sư Lê Văn Thịnh; đình làng Thi Xá (còn gọi Vân Xá, thuộc Cách Bi, Quế Võ) là quê hương của thân mẫu Lê Văn Thịnh.

Nghiên cứu về lễ hội Bắc Ninh của cố TS.Trần Đình Luyện chỉ dẫn: Trong Thập Đình thì làng Bảo Tháp là nơi vợ chồng tướng Doãn Công – Đào Nương cư trú và tuyển mộ quân sĩ khởi nghĩa và cũng là quê hương của Thái sư Lê Văn Thịnh. Do đó, làng Bảo Tháp có trách nhiệm chủ trì lo mua sắm lễ vật và giữ vai trò chủ tế. 

Khu vực đình làng Bảo Tháp cũng là không gian trung tâm của lễ hội Thập Đình. Vào ngày chính hội mồng 6 tháng 2 âm lịch sẽ diễn ra Đại lễ rước do 10 làng phối hợp tổ chức, cùng tiến về đình làng Bảo Tháp – Đình Cả để tế lễ công đồng. 

Làng Bảo Tháp tổ chức rước kiệu ra đầu làng đón các làng trong “Thập Đình”. Các làng khác theo đường bộ và đường sông rước về Đình Cả.

 Đoàn rước với sự tham gia của hàng nghìn người trong trang phục truyền thống lộng lẫy cùng lúc kéo về, khắp vùng rợp cờ lọng, kiệu bát cống, siêu đao, tàn quạt rực rỡ sắc màu trong tiếng trống, chiêng vang động cả vùng sông núi Thiên Thai.

10 làng vùng núi Thiên Thai ở Bắc Ninh tổ chức lễ hội tôn vinh nhà khoa bảng đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 1.

Ngày chính hội Thập Đình gồm 10 làng ở huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh), cả vùng sông núi Thiên Thai trống chiêng vang vọng, cờ lọng rực rỡ… (ảnh tư liệu).

Xưa kia, hội Thập Đình kéo dài đến ngày 10-2 mới tế giã đám. Cùng với phần lễ rước và tế lễ uy nghiêm, phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức tại trung tâm lễ hội làng Bảo Tháp và các làng Thập Đình như đấu vật, đu tiên, đốt cây bông, cờ người, đu cây, hát chèo, hát ca trù, diễn tuồng… 

Sau này, tham gia tổ chức lễ hội không chỉ có 10 làng của Thập Đình mà còn có thêm các làng: Nội Phú (thị trấn Gia Bình), Nghĩa Thắng (Đông Cứu), Trạc Nhiệt (Quế Võ) – nơi thân mẫu của Thái sư Lê Văn Thịnh qua đời, làng Đình Tổ (Thuận Thành) – nơi an nghỉ của Thái sư Lê Văn Thịnh trên đường về quê và làng Ích Phú (xã Song Giang).

Lễ hội Thập Đình xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức quy mô cấp huyện nhân kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Gia Bình; kỷ niệm 30 năm đền thờ Lê Văn Thịnh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; 20 năm đình Bảo Tháp và 10 năm đền thờ Doãn Công – Đào Nương được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. 

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) cho biết: Năm nay, hội Thập Đình diễn ra từ ngày 14 đến 16-3 (tức từ ngày 5 đến 7-2 âm lịch) gồm phần lễ và phần hội. 

Phần lễ có lễ mộc dục, nghi thức rước lư hương về tế lễ nhập tịch tại đình Bảo Tháp. Ngày chính hội 6-2 rước kiệu của 10 làng với quy mô hơn 1.000 người tham gia. 

Phần hội gồm các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa văn nghệ như: Hát Quan họ, diễn chèo, giao hữu bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông, kéo co… và nhiều trò chơi dân gian độc đáo.

Nhân dân và du khách trảy hội Thập Đình, sau khi dâng hương hoa, lễ vật tế thánh tại đình Bảo Tháp sẽ đến vãng cảnh chùa Thiên Thư, thăm đền thờ Doãn Công để tìm hiểu lịch sử, giá trị nhân văn cao đẹp về các bậc tiền nhân tài cao đức trọng có công lao to lớn với nước với dân. 

Đặc biệt, một di tích du khách không thể bỏ qua là đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh đang lưu giữ Bảo vật quốc gia “Rồng đá” Đến đây, du khách được tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của vị quan khoa bảng danh tiếng thời Lý. 

Ông là một nhà giáo mẫu mực, đức độ của nước Đại Việt và là một nhà ngoại giao xuất chúng, một danh nhân văn hóa kiệt xuất với tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát triển cường thịnh. 

Tên tuổi Thái sư Lê Văn Thịnh được khắc ghi trên bảng vàng, bia đá, trở thành niềm tự hào trong lịch sử khoa cử nước ta. Công lao của ông được các triều đại ghi nhận, lưu truyền trong sắc phong, ngọc phả và trong đời sống tinh thần của nhân dân. 

Nhiều nơi lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng làng. Nhiều con đường và ngôi trường vinh dự được mang tên Lê Văn Thịnh.

Trong một hội thảo khoa học về di sản lễ hội cuối năm 2020, TS Nguyễn Hữu Mùi (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đánh giá: Lễ hội ở Việt Nam nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng có lịch sử lâu đời với nhiều hình thái và tính chất khác nhau, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa con người Việt Nam. 

Song, phần lớn lễ hội đang diễn ra trên mọi miền đất nước là tôn vinh các vị thần hoặc Thành hoàng là võ tướng. Điều đặc biệt ở lễ hội Thập Đình là bên cạnh các võ tướng còn có Thái sư Lê Văn Thịnh là nhà khoa bảng đầu tiên của nước ta đã được nhân dân Bắc Ninh tôn thờ làm Thành hoàng và mở lễ hội tri ân. 

Ông là minh chứng sinh động cho một trí thức lớn của dân tộc, có nhiều công lao với đất nước ở thời Lý. Vì vậy, lễ hội Thập Đình cũng là một hoạt động ý nghĩa trong sự nghiệp khuyến học, khuyến tài của người dân Bắc Ninh – quê hương văn hiến giàu truyền thống hiếu học khoa bảng vang danh khắp cả nước.





Nguồn: https://danviet.vn/10-lang-vung-nui-thien-thai-o-bac-ninh-to-chuc-le-hoi-ton-vinh-nha-khoa-bang-dau-tien-cua-viet-nam-20240626200909985.htm

Cùng chủ đề

Bảo vệ nguyên trạng các di tích gốc, các di vật, cổ vật, bảo vật thuộc di tích

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 757/QĐ-TTg ngày 14.4.2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh. Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái,...

Sân bay Gia Bình sẽ có nhà ga VIP phục vụ chuyên cơ

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Bổ sung cảng cạn Gia Bình vào quy hoạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Làm việc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh chiều 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhất trí với kiến nghị tỉnh Bắc Ninh tập trung huy động các nguồn lực trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. ...

Quảng Ninh dẫn đầu về mức thưởng học sinh giỏi, 700 triệu đồng/giải

Hà Nội vừa "góp mặt" vào danh sách những địa phương chi tiền thưởng hàng trăm triệu đồng cho học sinh giỏi cấp quốc tế. Vậy tỉnh, thành nào đang mạnh tay nhất trong việc khen thưởng này? ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Xử phạt hơn 900 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị...

Một huyện ở Kon Tum xuất hiện ổ dịch bệnh lở mồm long móng

63 con bò và 10 con trâu của 33 hộ dân tại 2 xã Đăk Nhoong và xã Xốp (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) mắc các triệu chứng như đi lại không bình thường, mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn,... ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tết trồng cây đầu xuân Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh

Sáng ngày 7/2/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu vực Hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. ...

Tây Giang (Quảng Nam): Đồng bào Cơ Tu đổi mới cách nghĩ, cách làm để thoát nghèo

Thu nhập hơn nửa tỷ mỗi năm Chiều biên giới Tây Giang vừa ngớt mưa, chị Bnướch Thị Blắc (thôn R’cung, xã Bhalêê) vội mang bắp cho đàn gà trên trại cách nhà không xa. Mảnh vườn của vợ chồng chị nằm trên quả đồi sát đường liên xã, khoảng hơn 5ha với bạc ngàn cây ăn quả, quế và trang trại gà. “Hồi mới lập gia đình, vợ chồng chỉ nuôi mấy con heo, không đủ sống...

Một nơi có tên là Tiên Cảnh ở Quảng Nam đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, người dân thu nhập 56 triệu/năm

Đồng lòng, đồng tâm góp sức xây dựng nông thôn mớiXác định việc đạt chuẩn NTM đã khó, việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng thành công xã NTM nâng cao, lại càng khó hơn. Do vậy, ngay...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển...

Phát huy giá trị di sản Cửu đỉnh qua những hoạt động trải nghiệm văn hóa

VHO - Chiều ngày 26.4, nhiều hoạt động khám phá và phát huy giá trị Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” đã được tổ chức nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Được biết, hoạt động này sẽ được duy trì lâu dài, dành cho...

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), ngày 26.4, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh...

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”, với các thông tin cụ thể như sau:1. Tên Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”.2. Tên Gói thầu thuộc Dự toán mua sắm: - Gói thầu số 01: “Mua sắm phẩm màu xanh quy cách đóng gói lớn...

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025: Petrolimex định hướng chiến lược phát triển 10 năm tới dựa trên 3 trụ cột...

Hà Nội, ngày 25.4.2024 - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã chứng khoán: PLX) họp bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Đại hội được triệu tập theo thông báo số 0668/PLX-HĐQT ngày 04.04.2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT) Petrolimex để thảo...

Mới nhất