Trang chủNewsNhân quyền10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất...

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết về con đường đáng sợ nhưng vẫn nhiều người dấn thân này.

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới
Những người di cư chờ được cứu hộ ở Trung Địa Trung Hải. (Nguồn: Reuters)

Tuyến đường di cư Trung Địa Trung Hải là tuyến đường từ các nước châu Phi Algeria, Ai Cập, Libya và Tunisia đến Italy và Malta ở châu Âu. Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), gần 2.500 người đã chết hoặc mất tích khi cố gắng vượt qua đoạn đường này vào năm 2023.

Dưới đây là 10 điều cơ bản về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới:

Bằng chứng về sự tuyệt vọng của người di cư

Khi người ta sẵn sàng mạo hiểm vượt biển Địa Trung Hải thì đó là bằng chứng cho sự tuyệt vọng của những người di cư.

Bước vào con đường này, người di cư biết rằng có khả năng không thể sống sót và có nguy cơ bị đưa trở lại. Mặc dù vậy, với tình hình không thể giải quyết được ở quê hương, với xung đột và nạn đói ngày càng gia tăng, người di cư vẫn tiếp tục dấn thân vào con đường đầy hiểm nguy.

Không có cách để tìm kiếm sự bảo vệ an toàn

Nhiều người di cư đã thiệt mạng trước ngưỡng cửa châu Âu vì hầu như không có cách nào an để họ tìm kiếm sự bảo vệ an toàn ở tuyến đường Trung Địa Trung Hải.

Mặc dù xin tị nạn là một quyền con người, phù hợp với Công ước về vị thế của người tị nạn (1951) của Liên hợp quốc và Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (EU), nhưng dưới áp lực nặng nề của làn sóng di cư, nhiều nước châu Âu ở tuyến đầu trong khủng hoảng di cư vẫn chưa bảo đảm đầy đủ các quyền của người tị nạn.

Ngày 10/4 vừa qua, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn của EU. Những điều luật mới này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ những quyền cơ bản của người di cư.

Chạy trốn chiến tranh, xung đột, biến đổi khí hậu và nghèo đói

Ngoài chiến tranh và xung đột, thiên tai và biến đổi khí hậu đang dần trở thành động lực thúc đẩy di cư của con người khi mà một số khu vực trở nên không thể sinh sống được và sinh kế truyền thống không còn bền vững. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người ở Bắc Phi tìm cách di cư.

Top 10 quốc gia xuất phát của người di cư

Theo số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), năm 2023, 157.651 người đã đến Italy bằng đường biển. Trong đó, top 10 quốc tịch phổ biến của người di cư theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là: Guinea (12%), Tunisia (11%), Côte d’Ivoire (10%), Bangladesh (8%), Ai Cập (7%), Syria (6%), Burkina Faso (5%), Pakistan (5%), Mali (4%), Sudan (4%), và các quốc tịch khác (27%).

Tình hình kinh tế xấu đi ở Bắc Phi

Số người đi qua tuyến đường Trung Địa Trung Hải ngày càng gia tăng một phần do tình hình kinh tế đang xấu đi nhanh chóng ở Bắc Phi, đặc biệt là Tunisia và Ai Cập.

Các quốc gia này không chỉ tiếp nhận một số lượng đáng kể người di cư, người tị nạn và người xin tị nạn, mà tình hình kinh tế xấu đi khiến ngày càng có nhiều thanh niên không nhìn thấy triển vọng xây dựng một tương lai ổn định cho bản thân ở quê nhà.

Điểm nóng Tunisia

Số liệu gần đây cho thấy Tunisia đã vượt qua Libya để trở thành điểm khởi hành chính của làn sóng di cư sang châu Âu.

Theo Frontex – cơ quan bảo vệ biên giới của EU, trong số hơn 150.000 người vượt qua Trung Địa Trung Hải trên những con thuyền bấp bênh vào năm 2023, hơn 62% đã xuất phát từ bờ biển của Tunisia.

Tính riêng mùa Hè năm ngoái khi nhiều kỷ lục về di cư bị phá vỡ, 87% người vượt qua Trung Địa Trung Hải khởi hành từ Tunisia; số còn lại xuất phát từ Libya, nơi trước đây từng là tuyến đường chính.

Vùng biển giữa Tunisia và đảo Lampedusa của Italy hiện được gọi là “Hành lang Tunisia”.

Phân biệt đối xử và thiếu sự bảo vệ

Khung pháp lý còn nhiều kẽ hở tại Libya, Ai Cập và Tunisia góp phần khiến người tị nạn, người xin tị nạn và người di cư phải đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Quyền lợi của họ không được bảo vệ và nhiều người gặp khó khăn trong việc xây dựng tương lai mới.

Ngoài ra, những người này còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và căng thẳng cộng đồng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, người tị nạn, người xin tị nạn và người di cư thường bị cho là đang cạnh tranh với nhóm người yếu thế trong cộng đồng để có được dịch vụ và việc làm tại các quốc gia họ đến.

Buộc người di cư vào những con đường dài và nguy hiểm hơn

Việc hạn chế các tuyến đường di cư thường xuyên và an toàn, cũng như tăng cường quản lý biên giới không thể ngăn cản tình trạng di cư, vì nhiều người sẵn sàng thiệt mạng để tìm kiếm một tương lai mới còn hơn là bị mắc kẹt tại nơi họ đang sinh sống.

Chính vì vậy, người di cư dễ dàng rơi vào tay những kẻ buôn người và những kẻ tham gia đường dây buôn người, những kẻ lợi dụng sự tuyệt vọng của người di cư trong hành trình tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế và xây dựng cuộc sống mới cho bản thân và con cái của mình.

Những điều này khiến hành trình di cư càng trở nên nguy hiểm hơn khi người di cư lựa chọn những con đường dài hơn để đi.

“Pháo đài” châu Âu

EU và các quốc gia thành viên có xu hướng tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực của lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia và Libya, nhằm ngăn chặn dòng người di cư và người tị nạn đang cố gắng tiếp cận bờ biển châu Âu, thay vì hỗ trợ các sáng kiến ​​bảo vệ người di cư, bao gồm các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ để tránh những nguy hiểm khi vượt biển.

Tunisia vào năm 2023 đã chặn hơn 75.000 người đang di chuyển khi họ đang cố gắng cập bến châu Âu qua tuyến đường Trung Địa Trung Hải đến Italy. Con số này cao hơn gấp đôi so với năm 2022, theo Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia.

Hiệp ước Tị nạn và Di cư EU, được đề xuất vào tháng 9/2020 và được EP thông qua vào tháng 12/2023, nhằm mục đích “quản lý và bình thường hóa việc di cư trong thời gian dài, mang lại sự chắc chắn, rõ ràng và tạo điều kiện tốt cho những người đến EU”.

Trung tâm giám sát di cư

Cần phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ hơn để tránh thêm thiệt hại về người và tạo cơ hội an toàn cho những người buộc phải di cư.

Một trong những cơ quan mà người di cư có thể tìm đến khi cần hỗ trợ là Trung tâm giám sát di cư thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy (NRC).

Trung tâm giám sát di cư đang làm việc với mạng lưới đối tác địa phương rộng khắp ở Bắc Phi để giúp những người di cư tiếp cận các dịch vụ và quyền cơ bản. Nhiệm vụ của trung tâm này là xây dựng một mạng lưới các cộng đồng và đối tác để bảo vệ quyền và phẩm giá của những người đang di cư và những người tiếp nhận di cư.

Trung tâm này đã xây dựng được mạng lưới khoảng 40 đối tác, bao gồm nhiều sáng kiến ​​do người di cư và người tị nạn khởi xướng. Các dự án được đồng thiết kế và đồng thực hiện nhằm tăng cường bảo vệ pháp lý, tạo cơ hội tự lực cánh sinh và chia sẻ năng lực. Ngoài ra, trung tâm và các đối tác còn cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho những người dễ bị tổn thương trong quá trình di cư.





Nguồn: https://baoquocte.vn/10-dieu-can-biet-ve-con-duong-di-cu-nguy-hiem-nhat-the-gioi-274811.html

Cùng chủ đề

Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu

Mỹ đã chính thức khởi động một cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) với quy mô đầu tư khổng lồ, tạo áp lực lớn lên châu Âu trong việc duy trì vị thế cạnh tranh. ...

Thủ tướng làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Séc, chiều ngày 19/1, theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt, làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại châu...

Ông Zelensky: Châu Âu không thể đối phó Nga nếu thiếu quân đội Ukraine

(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi châu Âu có lập trường mạnh mẽ và cứng rắn hơn nữa để hỗ trợ Kiev đối phó với Nga. Tổng thống Volodymyr Zelensky tin rằng khả năng kết thúc chiến sự hoặc đạt được thỏa thuận đình chiến ở Ukraine phụ thuộc vào việc châu Âu sẵn sàng thực hiện lập trường cứng rắn hơn đối với Nga.Ông cũng cho rằng, nếu thiếu quân đội Ukraine, châu Âu ở...

Chủ tịch Trung Quốc đánh giá cao mối quan hệ với châu Âu

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời bày tỏ hy vọng khối này sẽ trở thành "đối tác hợp tác đáng tin cậy". ...

Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 13-14/1 của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc J/TIP.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Uy lực khủng khiếp của tên lửa đạn đạo Iskander

Tên lửa Iskander là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga, có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Những ngày đầu năm 2025, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Sáng nay (23/1), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2023 tại Hà Nội.

Mới nhất

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Vẻ tươi xinh của hoa hậu 19 tuổi Trà Giang

Dương Trà Giang, 19 tuổi - tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 - gây chú ý với nhan sắc trong trẻo, vẻ ngoài nhẹ nhàng hơn một tháng sau đăng quang. Sau đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, người đẹp Dương Trà Giang nhận được sự chú ý của khán giả và tham gia nhiều...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Mới nhất